Kiến trúc góp phần kiến tạo tương lai không gian sống Việt Nam
Từ góc độ của người làm nghề, kiến trúc góp phần kiến tạo không gian sống tương lai của người Việt như thế nào? Đề tài này được gợi mở và trao đổi tại Hội thảo ALP 2021 – 2022: “Tương lai không gian sống Việt Nam – Những tiếp cận kiến trúc đầu tiên” diễn ra vào ngày 01/07 vừa qua.
Hội thảo nhằm công bố đề xuất từ 05 đề tài nghiên cứu thuộc khuôn khổ chương trình Architecture Leader Perspective (ALP) 2021 – 2022, thể hiện những góc nhìn và tiếp cận của các kiến trúc sư trong việc giải quyết những vấn đề của không gian sống đương đại. Cùng với đó, sự kiện cũng mở ra “bàn tròn” để các kiến trúc sư, chuyên gia, chủ đầu tư… thảo luận xoay quanh chủ đề “Tương lai không gian sống Việt Nam”, gắn với 06 tiêu chí: sống an toàn, sống khỏe, sống tiện lợi, sống thông minh, sống bền vững, sống thăng hoa.
Phát biểu khai mạc sự kiện, ông Uchidate Katsuaki – Tổng giám đốc LIXIL Việt Nam – Đại diện Đơn vị Sáng lập và Tổ chức, chia sẻ: “ALP là chương trình với tham vọng lớn, kỳ vọng hướng tới mục tiêu xa hơn, đồng thời thể hiện thông điệp mạnh mẽ, trách nhiệm xã hội của ban tổ chức và các đối tác tham gia chương trình, gắn với slogan của LIXIL: Link to Good Living.
05 đề xuất từ các đề tài công bố hôm nay là những bước tiếp cận đầu tiên từ góc nhìn kiến trúc cho một số vấn đề của Tương lai không gian sống. Chúng tôi mong muốn sẽ nhận được nhiều sự hỗ trợ và đồng hành của các đơn vị, các cá nhân và cộng đồng để chương trình ngày một lớn mạnh đem đến giải pháp cho không gian sống tốt hơn cho người dân Việt Nam”.
Những tiếp cận kiến trúc đầu tiên cho không gian sống tương lai
Các đề tài nghiên cứu thuộc chương trình ALP 2021 – 2022 hướng đến những giải pháp có tính thực tiễn, gợi mở cho những mô hình có thể ứng dụng ở quy mô khác nhau. Cụ thể:
Đề tài “Nhà ở ven đô” thực hiện bởi Công ty Cổ phần Kiến trúc Xây dựng quốc tế 1 + 1 > 2 đề xuất định hướng thiết kế kiến trúc cảnh quan và nhà ở vùng ven nhằm giải quyết tình trạng hiện hữu tại các khu vực này: quy hoạch tự phát, nhà cửa “xâm lấn” không gian, kiến trúc chưa đồng bộ, thiếu bản sắc văn hóa, môi trường chịu tác động tiêu cực…, thí điểm tại làng Bồ Vi, thị trấn Yên Thịnh, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình.
Đề tài “ZU – Không gian số 0: Hướng tới tái cấu trúc không gian đô thị hiện hữu” thực hiện bởi Công ty TNHH MTV THO.A (Atelier tho.A) đề xuất giải pháp cải tạo không gian nhà kho của một nhà máy thành một không gian linh hoạt dành cho sự nghỉ ngơi, thư giãn, thúc đẩy sự tương tác, giao lưu giữa công nhân viên, đáp ứng nhu cầu tinh thần của người sử dụng đồng thời tạo nên bản sắc riêng của công ty.
Đề tài “Giải pháp và thiết kế cho cho không gian công cộng trong nhà ở cao tầng” thực hiện bởi Công ty Cổ phần Kiến trúc Lập Phương (CUBIC) đề xuất định hướng thiết kế nhằm Tính tương tác và Tính kết nối của không gian công cộng trong nhà ở cao tầng, phục vụ cho toàn bộ cư dân sinh sống, khuyến khích sự hòa nhập xã hội và thể hiện bản sắc văn hóa, lối sống của đô thị.
Đề tài “Trí tuệ nhân tạo: Từ kiến trúc đến đời sống” thực hiện bởi Công ty Cổ phần Kiến Trúc Việt đề xuất mô hình sử dụng trí tuệ nhân tạo để quản lý tòa nhà, hỗ trợ dự báo, tính toán; đưa ra các thiết kế phù hợp đồng thời tiết kiệm nhân công, lao động vận hành cũng như tiết kiệm năng lượng, xử lý rác thải hiệu quả hơn.
Đề tài “Mô hình nhà ở tái lập” thực hiện bởi Công ty Cổ phần Kiến trúc Xây dựng TTA Partners đề xuất mô hình nhà ở nhằm cải thiện không gian sống cho cư dân tại các khu vực nhà ở xuống cấp, đồng thời gợi mở giải pháp thay đổi diện mạo, không gian đô thị trong tương lai; nghiên cứu thí điểm tại phường Khâm Thiên, quận Đống Đa, Hà Nội.
Nhận định về ALP các đề tài nghiên cứu của chương trình ALP 2021 – 2022, ông Đặng Kim Khôi – Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam cho biết: “ALP đã trở thành một chương trình ý nghĩa, được ghi nhận và đón chờ của cộng đồng, giới nghề trong những năm vừa qua. Tôi hy vọng các nghiên cứu của ALP 2021 – 2022 sẽ được hiện thực hóa, chuyển thành các đề xuất, kiến nghị với các cơ quan quản lý và quy hoạch để góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống trong tương lai”.
Phát biểu tại sự kiện, bà Toshie Takahashi – Giám đốc Marketing Công ty LIXIL Việt Nam – Đại diện Nhà tài trợ INAX cũng chia sẻ: “ALP 2021 – 2022 là một trong những hoạt động trách nhiệm xã hội ý nghĩa tại Việt Nam mà thương hiệu INAX đã và đang thực hiện những sứ mệnh đồng hành, với mục tiêu hướng đến một tương lai tốt đẹp hơn. Chúng tôi hy vọng chương trình sẽ tiếp tục được phát triển với những nghiên cứu chuyên sâu và ứng dụng thực tế hơn nữa cho cộng đồng”.
Nhận thức và trách nhiệm: Những “viên gạch” đầu tiên xây dựng tương lai không gian sống
Cùng với việc công bố đề xuất từ 05 đề tài nghiên cứu, trong khuôn khổ Hội thảo ALP 2021 – 2022: “Tương lai không gian sống Việt Nam – Những tiếp cận kiến trúc đầu tiên” cũng diễn ra 2 phiên thảo luận để các khách mời trao đổi về các vấn đề liên quan cũng như làm rõ hơn vai trò của giới nghề trong việc giải quyết những hạn chế đang tồn tại. Tọa đàm được điều phối bởi TS.KTS Nguyễn Quốc Tuân – Chủ nhiệm Khoa Kiến trúc – Công trình, Đại học Phương Đông.
Bên cạnh việc khai thác sâu hơn các đề tài nghiên cứu của 05 công ty kiến trúc, các kiến trúc sư, chuyên gia đã cùng thảo luận về các yếu tố của không gian sống tương lai tại Việt Nam. Trong đó, các giải pháp kiến trúc, quy hoạch cho không gian sống sau đại dịch Covid-19 là một trong những chủ đề được chú trọng. Liên quan đến vấn đề này, TSKH.KTS Ngô Viết Nam Sơn – Chủ tịch Ngô Viết Architects & Planners, Cố vấn chương trình ALP 2021 – 2022 đề cập đến khái niệm “quy hoạch cộng đồng”. Đây là một vấn đề được quan tâm hàng đầu trong công tác quy hoạch tại Bắc Mỹ. Quy hoạch cộng đồng là tổ chức không gian sống cho từng nhóm cộng đồng với bản sắc riêng, nhu cầu riêng, được thực hiện song song với quy hoạch đô thị. Khái niệm này chưa được ứng dụng tại Việt Nam và mặt quy hoạch cộng đồng hiện nay có thể nói đang phát triển một cách tự phát.
TSKH.KTS Ngô Viết Nam Sơn nhận định: “Tôi nhận thấy rằng những khu vực hình thành được cộng đồng thì ứng phó với dịch bệnh tốt hơn, triển khai một cách linh động hơn, và tác động của dịch cũng thấp hơn những nơi khác.Như vậy, sau kinh nghiệm trải qua đại dịch, phải thấy rằng không gian sống của con người, từ đơn vị nhỏ như một tòa nhà đến đơn vị lớn hơn như một con phố, một đô thị… luôn luôn cần sự cân bằng giữa không gian sống và không gian công cộng cho cộng đồng. Điều đó không chỉ giúp những người trong cộng đồng gắn bó hơn, tạo nên bản sắc mà cũng ứng phó tốt hơn với những nguy cơ tương tự như đại dịch vừa qua”.
Trong khi đó, KTS Nguyễn Trường Lưu – Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam, Chủ tịch Hội KTS TP. Hồ Chí Minh nhấn mạnh đến tính nơi chốn, sự gắn kết tinh thần giữa không gian sống và con người. Từ không gian nhà ở đến quy mô lớn hơn là không gian đô thị, “không thể bỏ qua quá khứ”. “Trong cải tạo, chỉnh trang đô thị, có những quy hoạch chúng ta chỉ cần giữ lại một cái cây, vì cái cây đã đi vào tiềm thức của người dân sống tại khu vực đó”. Trong công tác kiến tạo không gian sống chất lượng cho người dân, các chuyên gia, kiến trúc sư đều đồng thuận rằng, yếu tố quan trọng để đạt được mục tiêu là tiếng nói chung của các bên: nhà quản lý, nhà đầu tư, kiến trúc sư và người dân. Đây là những đối tượng quyết định sự hình thành của không gian sống. Chỉ khi các đối tượng cùng nhận thức được trách nhiệm, quyền lợi của mình khi cùng chung tay đóng góp cho việc cải thiện không gian sống, chất lượng sống của người Việt mới có cơ hội từng bước được nâng cao.
KTS Lê Trương – Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Kiến trúc Xây dựng TTA Partners bày tỏ quan điểm: “Để kiến tạo cho người dân môi trường sống văn minh, hiện đại, tiện ích, trước hết hãy nhắm đến giải quyết triệt để những khu nhà ở thấp cấp. Chúng ta cần nguồn lực từ cơ quan quản lý nhà nước, từ các doanh nghiệp và các nhà quy hoạch, kiến trúc sư… Đây là câu chuyện cần thời gian lâu dài trong 10 năm, 30 năm, 50 năm… nhưng chắc chắn sẽ phải làm để nâng cao chất lượng sống của người dân và thay đổi diện mạo đô thị”.
Dưới góc độ của một nhà sản xuất, ông Nguyễn Tristan Chinh – Giám đốc Điều hành Kinh doanh Toàn quốc, Công ty LIXIL Việt Nam – Đại diện Nhà tài trợ GROHEcho rằng: Đại dịch Covid-19 đã góp phần đáng kể thay đổi cách sống của người dân và tư duy của người tiêu dùng. Mọi người yêu cầu sự tiện nghi trong không gian sống đồng thời hướng đến lối sống bền vững. Do đó, là một nhà sản xuất đặt Cam kết trách nhiệm doanh nghiệp với xã hội lên hàng đầu, các hoạt động của LIXIL Việt Nam luôn bám sát mục tiêu giảm thiểu carbon, bảo vệ môi trường,… đặc biệt là hợp tác cùng các kiến trúc sư, chủ đầu tư, các hiệp hội trong ngành Kiến trúc – Xây dựng góp phần xây dựng những không gian sống thân thiện hơn, ưu việt hơn và đáp ứng được cuộc sống “bình thường mới”.
Từ những kết quả bước đầu đạt được, đặc biệt, với kinh nghiệm rút ra từ mùa trước, cùng sự cố vấn chuyên môn từ Hội Kiến trúc sư Việt Nam, Hội đồng cố vấn, Hội đồng chuyên môn và các đơn vị bảo trợ khác như Hội Kiến trúc sư Thành phố Hồ Chí Minh,… ALP mùa sau kỳ vọng sẽ triển khai với sự bảo trợ và tham gia của nhiều đơn vị hơn, với các chuyên gia đa ngành, các đề tài nghiên cứu được phát triển chuyên sâu hơn và đề cao tính ứng dụng thực tiễn, hướng tới một tương lai đem lại những giá trị thiết thực cho cộng đồng thông qua những giải pháp về Kiến trúc – Thiết kế.
———————————–
Về chương trình ALP:
Architecture Leader Perspective (ALP) được khởi xướng và tổ chức từ năm 2016 bởi LIXIL Việt Nam, dưới sự bảo trợ chuyên môn của Hội Kiến trúc sư Việt Nam, nhằm mục đích kết nối và phát triển cộng đồng kiến trúc – thiết kế, hướng tới những mục tiêu dài hạn, đồng thời thể hiện trách nhiệm xã hội của ban tổ chức và các đối tác tham gia chương trình. Năm 2021 – 2022, chương trình mở rộng quy mô, tăng thêm tính chuyên sâu và sự bảo trợ từ các đơn vị: Hội Kiến trúc sư thành phố Hồ Chí Minh; Hiệp hội Xây dựng và Vật liệu Xây dựng TP. Hồ Chí Minh (SACA); Hội Vật liệu Xây dựng Việt Nam; UBND quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội. Chương trình được hỗ trợ truyền thông bởi các cơ quan truyền thông đầu ngành như: Kiến Việt, Tạp chí Kiến trúc, Tạp chí Nhà Đẹp,…
Thông qua đa dạng các hoạt động kết nối, tương tác như tọa đàm, nghiên cứu chuyên sâu, thực nghiệm, triển lãm,… ALP 2021 – 2022 kiến tạo một nền tảng chung để các công ty kiến trúc, kiến trúc sư, chủ đầu tư, chuyên gia và các bên liên quan trong ngành Kiến trúc – Xây dựng cùng hợp tác đem tới giải pháp, đề xuất giải quyết các vấn đề trong thực tiễn môi trường xây dựng tại Việt Nam, hướng đến tương lai không gian sống tối ưu cho người Việt.
Xem thêm chi tiết chương trình tại: http://alplixil.com/
———————————–
Về LIXIL:
LIXIL là nhà sản xuất tiên phong các sản phẩm về Công nghệ nước và Vật liệu Xây dựng cho nhà ở, giúp giải quyết các thách thức hàng ngày, hiện thực hóa giấc mơ về một ngôi nhà hoàn thiện hơn cho mọi người, ở mọi nơi. Là công ty toàn cầu, LIXIL hoạt động tại hơn 150 quốc gia. Thừa kế di sản Nhật Bản, LIXIL tạo ra công nghệ hàng đầu thế giới và đổi mới để đem đến các sản phẩm chất lượng cao, giúp cải tiến ngôi nhà;nhưng sự khác biệt của LIXIL nằm ở cách công ty thực hiện điều này: thông qua thiết kế có ý nghĩa, tinh thần doanh chủ, cống hiến để cải thiện khả năng tiếp cận cho tất cả mọi người và tăng trưởng kinh doanh có trách nhiệm.
Tại Việt Nam, LIXIL hiện diện với 4 thương hiệu GROHE, INAX, American Standard và TOSTEM với 11 nhà máy, hơn 3,300 nhân viên và hơn 8,000 hệ thống cửa hàng trên toàn quốc.
Tin tức liên quan
Thành công của chuỗi sự kiện hội thảo và triển lãm ALP 2021 - 2022 gợi mở nhiều góc nhìn về tương lai không gian sống Việt Nam
30/08/2022
2 năm trước
Đề xuất tái thiết lập tại chỗ khu dân cư cũ trong đô thị: Hướng tới phát triển sinh kế và gắn kết cộng đồng
26/09/2022
1 năm trước
Giải pháp cải thiện đời sống tinh thần qua kiến trúc ZU - Không gian số 0
26/09/2022
1 năm trước
Đề xuất giải pháp cho không gian công cộng đa năng và linh hoạt, nâng cao chất lượng sống của cư dân trong nhà ở cao tầng
30/08/2022
2 năm trước
Triển lãm ALP Pavilion 2021 - 2022 truyền tải thông điệp "giấc mơ" về đô thị tương lai
22/07/2022
2 năm trước
Hội thảo ALP 2021 - 2022: “Tương lai không gian sống Việt Nam - Những tiếp cận kiến trúc đầu tiên”
22/07/2022
2 năm trước
Đề xuất giải pháp ứng dụng trí tuệ nhân tạo cho cuộc sống “thông minh” hơn tại chung cư
26/09/2022
1 năm trước
Hướng đến sự cân bằng bền vững cho tương lai không gian sống Việt Nam
30/08/2022
2 năm trước
Tin tức mới
Ông Nguyễn Đỗ Dũng: “Trẻ hóa đô thị là tái sinh và mang lại sức trẻ giúp đô thị gánh vác áp lực trong quá trình phát triển”
17/11/2023
9 tháng trước
Những ý tưởng đầu tiên cho bài toán “Trẻ hóa đô thị”
17/11/2023
9 tháng trước
Ông Uchidate Katsuaki: Cần có những giải pháp chuyên môn toàn diện để giải quyết bài toán “Trẻ hóa đô thị”
09/11/2023
10 tháng trước
ALP 2023 - 2024: Hội thảo “Đổi mới đô thị - Những ý tưởng đầu tiên”
27/10/2023
10 tháng trước
LIXIL Việt Nam công bố Chương trình ALP 2023 - 2024: “Tương lai không gian sống Việt Nam” với chủ đề Trẻ hóa đô thị
10/10/2023
11 tháng trước
Nhìn lại hành trình đi tìm giải pháp cho không gian sống chất lượng của Architecture Leader Perspective (ALP) 2021 - 2022
03/10/2023
11 tháng trước
Kiến trúc Việt trước bối cảnh “Toàn cầu hoá - Bản địa hóa”
02/10/2023
11 tháng trước
Kiến trúc sư và những câu chuyện trái ngành
02/10/2023
11 tháng trước