Đề xuất tái thiết lập tại chỗ khu dân cư cũ trong đô thị: Hướng tới phát triển sinh kế và gắn kết cộng đồng

Để giải quyết các vấn đề tồn đọng liên quan đến cơ sở hạ tầng và không gian khép kín của các khu dân cư cũ thuộc nội thành Hà Nội, đồng thời hướng tới lối sống bền vững hơn trong tương lai, Công ty Cổ phần Kiến trúc Xây dựng TTA Partners đã đề xuất giải pháp thiết kế mô-đun linh hoạt, nhấn mạnh không gian “tự lập” và không gian “xóm giềng”, tạo điều kiện phát triển sinh kế và gắn kết cộng đồng ở 03 cấp độ: nhóm nhà ở – nhà ở – căn hộ.
Giải pháp được đề xuất từ dự án nghiên cứu “Mô hình nhà ở tái lập” thuộc khuôn khổ chương trình ALP 2021 – 2022 và dự kiến sẽ triển khai thí điểm tại khu vực Khâm Thiên (quận Đống Đa, Hà Nội) – một trong các khu vực dân cư hình thành tự phát nhiều chục năm và thực trạng tồn tại nhiều vấn đề về sự mất an toàn cũng như môi trường sống xuống cấp. Đồng hành cùng dự án là Công ty TNHH Biệt Thự Vàng và nhà tài trợ American Standard.

Phương pháp nghiên cứu và định hướng thiết kế
Theo TS.KTS Nguyễn Thu Hương – Giám đốc Phát triển dự án công ty TTA Partners, chiến lược phát triển nhà ở quốc gia tầm nhìn đến năm 2030 đang dành nhiều sự quan tâm cho nhà ở chính sách, nhà ở xã hội, các khu chung cư cũ xuống cấp…, ưu tiên đảm bảo các vấn đề ổn định an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo. Nhưng không có nghĩa là các khu vực nhà ở dân sinh tự phát, thấp cấp tại các quận nội thành Hà Nội bị bỏ quên. Thực trạng này chắc chắn sẽ được Chính quyền đặt ra và đưa vào kế hoạch thực hiện trong một tương lai xa, từng bước và trong rất nhiều năm. Đây sẽ là một vấn đề lớn, phức tạp, cần rất nhiều nguồn lực của Nhà nước, chính quyền thành phố, doanh nghiệp và cả cộng đồng.

Với mục đích tái thiết lập tại chỗ cho một nhóm dân cư của nội đô thành phố Hà Nội, “Mô hình nhà ở tái lập” quan tâm xây dựng và kết nối các không gian “tự lập” và không gian “xóm giềng”, từ đó tạo cơ hội để người dân duy trì các hoạt động sinh kế bền vững cũng như thúc đẩy tính gắn kết cộng đồng.
Nhóm nghiên cứu đã thực hiện điều tra xã hội học bằng việc phát ra 120 phiếu hỏi tại nhóm cư dân trong phường Khâm Thiên nhằm thu thập các thông tin xác thực nhất về chất lượng sống, đo lường chỉ số sinh kế và mức độ phát triển cộng đồng. Các không gian công cộng vốn đã eo hẹp, giờ lại bị thu hẹp lại bởi các không gian cơi nới diễn ra trên các diện của công trình, cắt đứt sự giao tiếp của con người với thiên nhiên (ánh sáng, nắng, gió). Người dân đang đối mặt với sự suy giảm về sức khỏe thể chất lẫn tinh thần.


Trong quá trình nghiên cứu, TTA Partners đã tìm hiểu kinh nghiệm về cách thức can thiệp vào các khu vực tái phát triển trên thế giới như khu vực nhà ở hoàn thiện một phần ở Nam Mỹ và mô hình nhà ở hợp tác xã tại Thụy Điển, từ đó đúc kết được một số yếu tố quan trọng cần “tích hợp” trong quá trình cải tạo không gian sống:
- Tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong quá trình tạo lập phát triển nhà ở.
- Song song với việc tái định cư, tạo điều kiện cho người dân tham gia cung cấp các dịch vụ xã hội trong khu nhà để gia tăng thu nhập.
- Thiết lập nhà ở cần chú trọng không gian mở, không gian chung để thúc đẩy giao tiếp xóm giềng.
- Không gian khu nhà ở (bao gồm căn hộ và không gian chung của tòa nhà) có thể sử dụng cho mục tiêu hỗ trợ sinh kế của cư dân.
Đề xuất giải pháp
“Mô hình nhà ở tái lập” được hình thành trên 03 quan điểm và 04 nguyên tắc tuần hoàn như sau:
03 quan điểm:
- Nhà ở tái lập phải phù hợp với lối sống, văn hóa ở của người Việt
- Nhà ở tái lập phải gắn với sinh kế bền vững, phát triển cộng đồng
- Nhà ở “tái lập” là không gian ở hiện đại – văn minh – thông minh
04 nguyên tắc:
- Nguyên tắc Kinh tế: Hướng tới tiết kiệm chi phí và tối ưu hóa giá thành, các giải pháp kiến trúc được đưa ra nhằm tiết kiệm chi phí một cách thông minh; tối ưu các yếu tố thiên nhiên như nắng, gió và ánh sáng để hạn chế sử dụng năng lượng điện
- Nguyên tắc Văn hóa: Phù hợp với văn hóa và lối sống của người Việt Nam, phát huy giá trị của văn hóa ở truyền thống trong mô hình nhà ở tái lập; xây dựng nếp sống mới; tổ chức các không gian ở tối giản, tiện dụng; có không gian mở, không gian sử dụng chung. Bên cạnh đó, nhà ở tái lập còn hướng đến lối sống tối giản theo xu hướng đương đại.
- Nguyên tắc Xã hội: Hướng tới cộng đồng thân ái, láng giềng chia sẻ, thúc đẩy sự tương tác, gắn kết chặt chẽ với nhau trong nội bộ nhóm nhà ở hay tòa nhà.
- Nguyên tắc Kiến trúc: Hướng tới đa dạng loại hình nhà ở và dịch vụ để tạo cơ hội nhiều hơn cho mọi người; linh hoạt và thích ứng trong việc tổ chức không gian.
Từ 03 quan điểm và 04 nguyên tắc trên, nhóm nghiên cứu đã đề xuất giải pháp can thiệp tái thiết lập tại cho cho khu vực Khâm Thiên như sau:
Thứ nhất, giải tỏa toàn bộ diện tích nhà ở hiện nay, thiết lập khu nhà ở mới trả lại cho các hộ diện tích nhà ở bằng hoặc lớn hơn diện tích họ đang sở hữu và không gia tăng dân số của khu vực này để đảm bảo chất lượng sống trên cơ sở hạ tầng hiện có.
Thứ hai, thiết lập khối nhà cao 5 đến 9 tầng đảm bảo theo chiều cao khống chế trong quy hoạch phân khu của 4 quận nội thành Hà Nội, bố trí dọc theo các tuyến phố nhằm tạo nên không gian mở để gắn kết cộng đồng. Các tầng sẽ được linh hoạt các mục đích sử dụng khác nhau:
- Tầng 1 dùng cho các hoạt động thương mại và có thể bổ sung thêm một số diện tích kinh doanh nếu người dân muốn khai thác phát triển. Từ đó tạo nên không gian để phát triển vốn xã hội và vốn vật chất – 2 trong 5 nguồn vốn quan trọng nhất để phát triển sinh kế bền vững (vốn vật chất – vốn xã hội – vốn con người – vốn tài chính – vốn tự nhiên).
- Các tầng trên sử dụng với mục đích sinh hoạt.
- Hình thành mô hình vườn trong nhà- Vườn trong tầng-Vườn trên mái. Mô hình này căn cứ nguyện vọng của người dân về việc có một khu vực trồng rau sạch, cây xanh, đặc biệt trong thời kỳ Covid.
Mỗi 2 tầng sẽ bố trí một không gian để đảm bảo không gian sinh hoạt chung, hướng đến xây dựng một cộng đồng gồm những cư dân tin tưởng nhau và thấu hiểu nhau, thắt chặt mối quan hệ trong quá trình tái định cư tại chỗ.


Cụ thể, TTA Partners đề xuất thiết kế bao gồm 03 mô-đun:
Mô-đun 1: Khối nhà cao từ 5 đến 9 tầng. Mỗi tầng gồm 6 căn hộ. Diện tích của các căn hộ dao động từ 95m 2 – 125m2 gồm 2 – 3 phòng ngủ. Ban công được dùng làm vườn trồng rau so le nhau đón nắng gió. Ngoài ra, khu vực mái cũng được tận dụng làm vườn chung, chia thửa theo hộ gia đình.

Mô-đun 2: Thiết kế nhà khối vuông có lõi thang ở giữa. Mỗi tầng gồm 04 căn hộ hướng bốn phía để tăng cường giao tiếp với tự nhiên và dễ dàng tiếp cận nắng gió. Mỗi căn hộ gồm 03 phòng ngủ với diện tích từ 127m2 – 137m2. Các không gian sinh kế hình thành dọc các tuyến giao thông, trong các tầng được bố trí vườn và nội khu dành ra một phần để người dân có không gian tự khai thác.

Mô-đun 3: Dựa trên mong muốn của người dân (theo khảo sát) muốn sống trong không gian thấp tầng, đề xuất thiết kế của nhóm nghiên cứu TTA Partners tạo ra không gian 04 tầng. Mỗi tầng bao gồm 4 căn hộ có diện tích từ 79m2 đến 90m2, gồm 02 phòng ngủ phù hợp nhu cầu sử dụng cho các hộ gia đình ít người. Khoảng vườn 12m2 trong nhà có thể được chuyển đổi với các chức năng sử dụng phù hợp với nhu cầu của từng hộ, có thể thành phòng ngủ hoặc sinh hoạt chung,.. “Không gian tự lập” đó sẽ làm cho toà nhà có được diện mạo mới theo cách mà họ sử dụng không gian.

03 module này được linh hoạt ghép nối với nhau trên các cấp độ 9 – 7 – 5 tầng, hình thành một hệ khép kín với nhiều lối vào được bố trí tương đối rộng rãi. Phía bên dưới là không gian công cộng ngoài trời dành cho người dân tập thể dục, trẻ con chơi đùa và các hoạt động chung khác. Sự chuyển đổi giữa không gian đặc và rỗng này tạo nên diện mạo kiến trúc của một khối công trình không bị phá vỡ trên tổng thể.



Ngoài ra, để lưu giữ những giá trị ký ức thân quen với người dân khu vực Khâm Thiên, nhóm nghiên cứu đã giữ lại bức tường cũ, những góc nhà để tạo thành các không gian công cộng để người dân có thể ngồi trò chuyện, cà phê, trẻ em vui chơi, nô đùa.
Đề tài của TTA Partners đã được bàn sâu hơn tại tọa đàm thảo luận thuộc khuôn khổ Hội thảo ALP 2021 – 2022 diễn ra ngày 01/07 vừa qua. Các khách mời nhận định rằng tái thiết, tái lập những không gian sống kém chất lượng là việc cần phải làm, tuy nhiên việc này đòi hỏi quá trình lâu dài và sự tham gia của nhiều bên.

Trao đổi tại tọa đàm, KTS Lê Trương – Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Kiến trúc Xây dựng TTA Partners bày tỏ quan điểm: “Để kiến tạo cho người dân môi trường sống văn minh, hiện đại, tiện ích, trước hết hãy nhắm đến giải quyết triệt để những khu nhà ở cấp thấp. Chúng ta cần nguồn lực từ cơ quan quản lý nhà nước, từ các doanh nghiệp và các nhà quy hoạch, kiến trúc sư… để thực hiện cuộc “cách mạng” về nhà ở, về cải tạo đô thị, hướng tới phát triển bền vững”.
Những giải pháp của TTA Partners cùng những đề xuất của các công ty kiến trúc thuộc chương trình ALP 2021 – 2022 đã được công bố tại Hội thảo ALP 2021 – 2022: “Tương lai không gian sống Việt Nam – Những tiếp cận kiến trúc đầu tiên”; được giới thiệu đến công chúng thông qua Triển lãm ALP Pavilion 2021 – 2022 – “Giấc mơ đô thị” tại phố đi bộ Hồ Gươm từ ngày 01 – 03/07/2022 và tại trường Đại học Xây dựng Hà Nội từ 04/07 – 20/08/2022.



———————————–
Về chương trình ALP:
Architecture Leader Perspective (ALP) được khởi xướng và tổ chức từ năm 2016 bởi LIXIL Việt Nam, dưới sự bảo trợ chuyên môn của Hội Kiến trúc sư Việt Nam, nhằm mục đích kết nối và phát triển cộng đồng kiến trúc – thiết kế, hướng tới những mục tiêu dài hạn, đồng thời thể hiện trách nhiệm xã hội của ban tổ chức và các đối tác tham gia chương trình. Năm 2021 – 2022, chương trình mở rộng quy mô, tăng thêm tính chuyên sâu và sự bảo trợ từ các đơn vị: Hội Kiến trúc sư thành phố Hồ Chí Minh; Hiệp hội Xây dựng và Vật liệu Xây dựng TP. Hồ Chí Minh (SACA); Hội Vật liệu Xây dựng Việt Nam; UBND quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội. Chương trình được hỗ trợ truyền thông bởi các cơ quan truyền thông đầu ngành như: Kiến Việt, Tạp chí Kiến trúc, Tạp chí Nhà Đẹp,…
Thông qua đa dạng các hoạt động kết nối, tương tác như tọa đàm, nghiên cứu chuyên sâu, thực nghiệm, triển lãm,… ALP 2021 – 2022 kiến tạo một nền tảng chung để các công ty kiến trúc, kiến trúc sư, chủ đầu tư, chuyên gia và các bên liên quan trong ngành Kiến trúc – Xây dựng cùng hợp tác đem tới giải pháp, đề xuất giải quyết các vấn đề trong thực tiễn môi trường xây dựng tại Việt Nam, hướng đến tương lai không gian sống tối ưu cho người Việt.
Xem thêm chi tiết chương trình tại: http://alplixil.com/
———————————–
Về LIXIL:
LIXIL là nhà sản xuất tiên phong các sản phẩm về Công nghệ nước và Vật liệu Xây dựng cho nhà ở, giúp giải quyết các thách thức hàng ngày, hiện thực hóa giấc mơ về một ngôi nhà hoàn thiện hơn cho mọi người, ở mọi nơi. Là công ty toàn cầu, LIXIL hoạt động tại hơn 150 quốc gia. Thừa kế di sản Nhật Bản, LIXIL tạo ra công nghệ hàng đầu thế giới và đổi mới để đem đến các sản phẩm chất lượng cao, giúp cải tiến ngôi nhà;nhưng sự khác biệt của LIXIL nằm ở cách công ty thực hiện điều này: thông qua thiết kế có ý nghĩa, tinh thần doanh chủ, cống hiến để cải thiện khả năng tiếp cận cho tất cả mọi người và tăng trưởng kinh doanh có trách nhiệm.
Tại Việt Nam, LIXIL hiện diện với 4 thương hiệu GROHE, INAX, American Standard và TOSTEM với 11 nhà máy, hơn 3,300 nhân viên và hơn 8,000 hệ thống cửa hàng trên toàn quốc.
———————————–
Về American Standard
Là một trong những nhãn hàng tiêu biểu trong lĩnh vực thiết bị vệ sinh, American Standard đã dành được lòng tin từ khách hàng nhờ không ngừng mang đến phong cách, chất lượng và sự tin cậy tới không gian tắm. Hiện nay, với nền tảng hơn 140 năm kinh nghiệm tiên phong, American Standard tiếp tục nâng cao tiêu chuẩn trong việc đem đến giải pháp phòng tắm đáng tin cậy được kết hợp với thiết kế thiết thực và công nghệ tân tiến nhằm tạo ra không gian phòng tắm đầy cuốn hút. Bạn sẽ tìm thấy ở những không gian như vậy sự thoải mái, tiện nghi và vệ sinh sạch sẽ.
XEM THE
Tin tức liên quan
Nhìn lại hành trình đi tìm giải pháp cho không gian sống chất lượng của Architecture Leader Perspective (ALP) 2021 - 2022
03/10/2023
1 năm trước
Những ý tưởng đầu tiên cho bài toán “Trẻ hóa đô thị”
17/11/2023
1 năm trước
Ông Uchidate Katsuaki: Cần có những giải pháp chuyên môn toàn diện để giải quyết bài toán “Trẻ hóa đô thị”
09/11/2023
1 năm trước
ALP 2023 - 2024: Hội thảo “Đổi mới đô thị - Những ý tưởng đầu tiên”
27/10/2023
1 năm trước
LIXIL Việt Nam công bố Chương trình ALP 2023 - 2024: “Tương lai không gian sống Việt Nam” với chủ đề Trẻ hóa đô thị
10/10/2023
1 năm trước
Giải pháp cải thiện đời sống tinh thần qua kiến trúc ZU - Không gian số 0
26/09/2022
2 năm trước
Thành công của chuỗi sự kiện hội thảo và triển lãm ALP 2021 - 2022 gợi mở nhiều góc nhìn về tương lai không gian sống Việt Nam
30/08/2022
2 năm trước
Đề xuất giải pháp cho không gian công cộng đa năng và linh hoạt, nâng cao chất lượng sống của cư dân trong nhà ở cao tầng
30/08/2022
2 năm trước
Tin tức mới
LIXIL ra mắt LEC Hà Nội - trung tâm trải nghiệm sản phẩm cao cấp với không gian truyền cảm hứng
04/03/2025
1 tháng trước
Chính sách trong quy hoạch hướng tới mục tiêu “trẻ hóa đô thị”
31/12/2024
3 tháng trước
Công bố kết quả 5 đề tài nghiên cứu chương trình LIXIL ALP 2023-2024
25/12/2024
4 tháng trước
KTS Đặng Kim Khôi: “Các đề tài nghiên cứu mang tính thiết thực và ảnh hưởng sâu rộng đến xã hội”
24/12/2024
4 tháng trước
Triển lãm LIXIL ALP Pavilion: Hòa quyện giữa kiến trúc, thiên nhiên và dòng chảy đô thị
23/12/2024
4 tháng trước
LIXIL ALP Pavilion 2023 - 2024: Nét 'chấm phá' trẻ trung trong đô thị
23/12/2024
4 tháng trước
[LIXIL ALP 2023 - 2024] Hội thảo cuối kỳ: “Trẻ hóa đô thị - Những giải pháp ban đầu”
19/11/2024
5 tháng trước
Thực trạng quy hoạch và cải tạo khu tập thể, chung cư cũ tại thành phố lớn
19/11/2024
5 tháng trước