Chính sách trong quy hoạch hướng tới mục tiêu “trẻ hóa đô thị”

Trong quá trình quy hoạch góp phần vào mục tiêu hướng tới “trẻ hóa”, hồi sinh, phát triển đô thị nhằm nâng cao chất lượng không gian sống cho cộng đồng, các chính sách đóng vai trò nền tảng, cơ sở lý luận và thực tiễn tạo cơ hội thúc đẩy quy hoạch thuận lợi, mở đường cho những thiết kế quy hoạch sáng tạo, hiện đại, bền vững. Để làm rõ hơn thực trạng và vai trò của chính sách trong quy hoạch hướng tới mục tiêu “trẻ hóa đô thị”, Ths. KTS Lã Hồng Sơn - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Hà Nội đã có những chia sẻ và nhận định, phân tích xoay quanh chủ đề này.
Ông đánh giá như thế nào về thực trạng quy hoạch đô thị Hà Nội hiện nay?
Chúng ta chưa hình thành một bộ tiêu chí chuẩn mực và có thể đo lường được để đánh giá về thực trạng quy hoạch đô thị toàn quốc nói chung và Hà Nội nói riêng.
Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô đến năm 2045 tầm nhìn đến năm 2065 (Ảnh: Hà Nội mới)
Đối với công tác xây dựng chính sách, việc đánh giá thực trạng quy hoạch đô thị quan trọng bởi nó phản ánh những kết quả của công tác quản lý quy hoạch đã thực hiện, cũng phản ánh những thách thức, các vấn đề mới sẽ phải giải quyết hướng tới mục tiêu “trẻ hóa đô thị”. Đây là một công việc không dễ dàng bởi có rất nhiều tham số, nhiều góc độ đánh giá cũng như cách tiếp cận khác nhau. Một cách thông thường, có 02 hệ thống cơ sở để đánh giá:
- Cơ sở lý luận: Hệ thống văn bản và nội dung quản lý, những nguyên lý, yêu cầu, những yếu tố thách thức, dự báo và yêu cầu mới. Những nội dung này là cần thiết, là thước đo cho mục tiêu, mong muốn đạt được của quy hoạch.
- Cơ sở thực tiễn: Khảo sát thực trạng, xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá thực trạng, tập trung dựa trên các vấn đề nổi cộm về thực trạng quy hoạch đô thị. Từ đó tiến hành khảo sát và đánh giá trên các mẫu khảo sát theo tiêu chí, rút ra được các vấn đề cần giải quyết, tránh những nhận định cảm tính trước vấn đề phức tạp dẫn đến đề xuất giải pháp sai lệch.
Tổng hợp hệ thống cơ sở để đánh giá (nêu trên) hướng tới thiết lập một hệ thống tiêu chí và chỉ số đánh giá về thực trạng quy hoạch đô thị. Để đánh giá tổng thể về thực trạng quy hoạch đô thị một cách chính xác và thuyết phục hơn, việc thông qua hệ thống cơ sở để đánh giá toàn diện là điều hết sức cần thiết và phải được đánh giá xuyên suốt các bước của quá trình đánh giá: từ khâu quản lý lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, quy chế quản lý đến khâu tổ chức thực hiện quy hoạch, quy chế quản lý được phê duyệt.
Đánh giá đúng thực trạng quy hoạch đô thị là một cơ sở quan trọng để có thể đưa ra các giải pháp hướng tới nhóm / hoặc một mục tiêu cụ thể, trong đó có các giải pháp về quy hoạch và chính sách quản lý phát triển. Ví dụ: Quy hoạch hướng tới mục tiêu “trẻ hóa đô thị”, chúng ta cũng chưa hình thành một hệ thống tiêu chí và chỉ số chuẩn mực để đánh giá, để từ đó xây dựng và ban hành chính sách cho phù hợp theo từng giai đoạn phát triển. Do vậy, về về thực trạng quy hoạch đô thị Hà Nội hiện nay phổ biến vẫn theo cách tiếp cận truyền thống từ đặc điểm thực tiễn: Khảo sát thực trạng kết hợp với các mẫu khảo sát, nhận diện các vấn đề nổi cộm để tập trung đánh giá, không đánh giá dàn trải tất cả các vấn đề.
Những điểm sáng trong hệ thống chính sách hiện có góp phần thúc đẩy quy hoạch hướng tới mục tiêu "trẻ hóa đô thị" ở Hà Nội?
Hệ thống chính sách hiện có góp phần thúc đẩy quy hoạch hướng tới mục tiêu "trẻ hóa đô thị" ở Hà Nội có thể được ghi nhận nhiều điểm sáng. Ví dụ: Luật Quy hoạch (2017); Các sửa đổi, bổ sung mới nhất đối với Luật Quy hoạch đô thị (2019), Luật Xây dựng (2014); Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng ngày 01/02/2021; Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 20/5/2021 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XVII ngày 13/10/2020; Chỉ thị số 19/CT-UBND ngày 16/8/2021 của UBND thành phố Hà Nội về việc thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội hằng năm và Kế hoạch 5 năm (2021-2025) theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XVII; Nghị quyết số 61/2022/QH15 ngày 16/6/2022 của Quốc hội về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch và một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ lập và nâng cao chất lượng quy hoạch thời kỳ 2021 – 2030; Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/01/2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 05/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; 10 Chương trình công tác của Thành ủy Hà Nội khóa XVII Nhiệm kỳ 2020-2025 (Ví dụ: Số 03 về “Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2021-2025"; Số 04 về “Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021-2025"; Số 05 về “Đẩy mạnh công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường; chủ động phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2025",…
Hệ thống các văn bản Luật, Nghị định, Thông tư và các văn bản của Thành phố, huyện đối với công tác lập quy hoạch và hệ thống các chính sách khác có liên quan đã chú trọng: Bảo vệ môi trường, phòng ngừa hiểm họa ảnh hưởng đến cộng đồng, cải thiện cảnh quan, bảo tồn các di tích văn hóa, lịch sử và nét đặc trưng địa phương; trường hợp quy hoạch để cải tạo, chỉnh trang đô thị, nhiệm vụ và đồ án quy hoạch phải xác định yêu cầu nghiên cứu để bảo đảm đô thị hoặc khu vực lập quy hoạch phát triển cân bằng, ổn định, giữ gìn được không gian kiến trúc và nét đặc trưng của đô thị, nâng cao điều kiện sống của người dân; quy định cụ thể đối với công tác lập quy hoạch để cải tạo, chỉnh trang đô thị,…; về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị có quy định: Việc xây mới, cải tạo, chỉnh trang, sửa chữa và phá bỏ vật thể kiến trúc, cây xanh trong khu vực công cộng, khuôn viên công trình và nhà ở có ảnh hưởng đến không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị phải xin phép cơ quan quản lý có thẩm quyền; Quản lý xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị đối với các đô thị cũ, đô thị cải tạo,… có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển nhanh và bền vững Thủ đô theo hướng đô thị xanh, thành phố thông minh, hiện đại. Đối với những công trình xây dựng có giá trị về lịch sử, văn hóa và kiến trúc cần được thực hiện bảo tồn, phục chế tôn tạo theo quy định của Luật Di sản văn hóa,… Hiện nay, một số Luật mới cũng đang được xây dựng như: Luật đất đai (sửa đổi), Luật Thủ đô, Luật kinh doanh Bất động sản, Luật Nhà ở, Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn, Luật Quản lý phát triển đô thị,...
Hà Nội triển khai nhiệm vụ trọng tâm về chỉnh trang, phát triển đô thị (Ảnh: Báo Điện tử Chính phủ)
Đây là các nhóm yếu tố quan trọng nhất tác động đến công tác quản lý quy hoạch. Bao trùm cả quản lý về chất lượng, tiến độ, cách thức thực hiện v.v... góp phần thúc đẩy quy hoạch hướng tới mục tiêu "trẻ hóa đô thị" ở Hà Nội.
Ông có đề xuất gì về chính sách thúc đẩy quá trình "trẻ hóa đô thị" ở Hà Nội?
Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 05/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã xác định: “Xây dựng Thủ đô trở thành đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn; phát triển nhanh, bền vững, có sức lan toả để thúc đẩy vùng đồng bằng Sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước cùng phát triển”. Đây là định hướng quan trọng trong xây dựng chính sách thúc đẩy quá trình "trẻ hóa đô thị" ở Hà Nội.
Hà Nội tập trung phát triển đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp và văn minh (Ảnh: Nhật Nam/ Hà Nội mới)
Về chính sách thúc đẩy quá trình "trẻ hóa đô thị" ở Hà Nội được tiếp cận từ thực tiễn. Thực tiễn Thủ đô Hà Nội có dân số trung bình năm 2022 là 8.435.600 người, trong đó dân số khu vực thành thị chiếm 49,1% (1.151.171 hộ); khu vực nông thôn chiếm 50,9% (1.086.806 hộ). Với đặc thù về đô thị và nông thôn như vậy, nội dung đề xuất về chính sách thúc đẩy quá trình "trẻ hóa đô thị" ở Hà Nội là quan tâm, xây dựng đồng bộ đối với cả khu vực đô thị và nông thôn. "Trẻ hóa đô thị" đồng bộ với "Trẻ hóa nông thôn" của Thủ đô.
Xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Hà Nội (Ảnh: Hà Nội mới)
Nếu quy hoạch kiến trúc nông thôn của Thủ đô không được quản lý tốt sẽ làm hỏng và mai một những giá trị tốt đẹp riêng có về bản sắc văn hóa, kiến trúc của Thủ đô. Chỉ thị số 4/CT-TTg đã chỉ rõ thực trạng: “Khu vực nông thôn, kiến trúc ngày càng mất bản sắc truyền thống, pha tạp, không phù hợp với cảnh quan tự nhiên, cấu trúc làng, xã và yêu cầu phòng chống thiên tai, các giá trị kiến trúc truyền thống chưa được chú trọng kế thừa và phát triển; Các không gian sinh hoạt văn hoá truyền thống mang tính tín ngưỡng như đình làng, đền, chùa và các không gian phụ trợ như sân đình giếng làng, ao làng.... đang dần bị lấn chiếm do không gian ở và không gian sản xuất nghề truyền thống tạo nên”.
Nội dung đề xuất này sẽ góp phần giải quyết tổng thể các vấn đề Quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan và xây dựng đối với cả đô thị và nông thôn của Thủ đô (về hạ tầng, bảo vệ môi trường, cải tạo môi sinh, tổ chức môi trường ở - làm việc - nghỉ ngơi – giải trí,...tại khu vực nông thôn hợp lý) và góp phần phát triển Thủ đô theo hướng đa dạng và bền vững.
Ông đánh giá như thế nào về vai trò và ý nghĩa của Chương trình LIXIL ALP 2023 - 2024 trong việc góp phần thúc đẩy chính sách quy hoạch phát triển đô thị ở Hà Nội?
Chương trình LIXIL Architecture Leader Perspective được LIXIL bắt đầu từ 2016 dưới nhiều hình thức khác nhau: hội thảo, ra mắt phim,... Năm 2021 được định hình với 1 nền tảng mới với chủ đề: “Tương lai không gian sống Việt Nam”, từ đó đưa ra những giải pháp về “Tương lai không gian sống Việt Nam” và trách nhiệm xã hội của các bên tham gia. Chương trình có sự tham gia của nhiều bên: Văn phòng Kiến trúc - Thiết kế: nghiên cứu tìm ra giải pháp; Ban cố vấn: Cố vấn cho chương trình; Chủ đầu tư và Tiến trình thực hiện: Kết nối các KTS, Nhà nghiên cứu, Chủ đầu tư, Đơn vị đồng hành, Chuyên gia đa ngành…(Kết nối); Đề xuất/ lựa chọn đề tài nghiên cứu thực tế (Lựa chọn đề tài nghiên cứu); Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp thiết kế thực tế (Nghiên cứu các giải pháp thiết kế); Báo cáo, phản biện đề xuất thiết kế (Hội thảo giữa kỳ); Hoàn thiện thiết kế, công bố kết quả nghiên cứu, thiết kế trước công chúng (Hội thảo cuối kỳ và triển lãm).
Tôi đánh giá rất cao cả về vai trò và ý nghĩa, cả về phương pháp tiếp cận và triển khai của Chương trình LIXIL ALP 2023 - 2024 trong việc góp phần thúc đẩy chính sách quy hoạch phát triển đô thị ở Hà Nội và mang lại những lợi ích có thể đo lường được.
Hội thảo giữa kỳ Chương trình LIXIL ALP 2023 - 2024 thu hút hơn 100 kiến trúc sư, nhà thiết kế, chủ đầu tư và các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực như Quy hoạch, Kiến trúc, Nội thất… cùng các phóng viên, nhà báo đến từ các cơ quan báo chí, truyền thông hàng đầu trong nước, các thương hiệu GROHE, INAX, American Standard…
Trong các đề tài nghiên cứu tham gia Chương trình LIXIL ALP 2023 - 2024 năm nay, ông quan tâm đến đề tài nghiên cứu nào?
Theo phân công của Ban tổ chức, tôi dành sự quan tâm nhiều hơn đến đề tài nghiên cứu Đánh thức “nơi chốn” trong thành phố. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Đánh thức “nơi chốn” trong thành phố đề xuất là các thử nghiệm “Không gian công cộng” (KGCC) ở Hà Nội, với dự kiến các trường hợp nghiên cứu ứng dụng: (1) Đã triển khai thực tiễn là “Công viên rừng đầu tiên tại Bờ vở Sông Hồng” thuộc phường Chương Dương, Quận Hoàn Kiếm; (2) Đề xuất mới tại một số khu vực: Tổ 13, phường Mai Động, quận Hoàng Mai; Khu vực có 1 nhà chung cư dành cho người tái định cư có thu nhập trung bình thấp; Bên cạnh 1 khu đô thị mới (Sun Group đầu tư); (3) Công viên đô thị tại một khu đất dự án không còn khả thi và bị thu hồi; (4) Đề xuất giải pháp tại một ngã tư công viên góp phần cải tạo thân thiện hơn hơn cho trẻ em và người đi bộ đi xe đạp. Các chính sách đô thị được đề cập chủ yếu là: 1. Môi trường và bền vững; 2. Chất lượng cuộc sống; 3. Đa dạng văn hóa và xã hội.
KTS Chu Kim Đức - Đại diện Think Playgrounds trình bày về đề tài “Đánh thức nơi chốn trong thành phố” tại Hội thảo giữa kỳ Chương trình LIXIL ALP 2023 - 2024
Đề tài “Đánh thức nơi chốn trong thành phố” của Think Playgrounds
Đề tài tái khẳng định: Sự tham gia của cộng đồng (TGCĐ) là một quá trình mà chính quyền và cộng đồng cùng tiến hành các hoạt động chung nhằm hướng đến mục đích phát triển (như cải thiện điều kiện về vệ sinh môi trường và sinh hoạt của cộng đồng; cải tạo chỉnh trang đô thị, tái phát triển đô thị nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống; thúc đẩy sự đa dạng về văn hóa và xã hội tại khu vực “nơi chốn” v.v…). Cơ sở đề xuất của đề tài (Đánh thức “nơi chốn” trong thành phố) là phù hợp với xu hướng phát triển và mang tính thực tiễn cao.
Các mô hình ý tưởng của đề tài nghiên cứu cũng có thể áp dụng tại các khu vực khác của thành phố Hà Nội như các khu vực ven đô và nông thôn của Thủ đô (không chỉ giới hạn tại các quận, khu vực có nhà chung cư, hoặc bên cạnh 1 khu đô thị mới).
Ông đánh giá như thế nào về giá trị thực tiễn của các đề tài nghiên cứu tham gia Chương trình LIXIL ALP 2023 - 2024?
Chương trình có giá trị thực tiễn và sẽ tác động tích cực và hiệu quả về chính sách trong quy hoạch Thủ đô hướng tới mục tiêu “trẻ hóa đô thị”. Chương trình và các đề tài nghiên cứu đã và sẽ vượt qua một số trở ngại ban đầu, để có những đề xuất mang tính thực tiễn và khả thi, Hà Nội có thể tham khảo, áp dụng. Như trường hợp các Dự án khôi phục suối Cheonggyecheon và cải thiện điều kiện môi trường và thẩm mỹ của trung tâm thành phố Seoul (Hàn Quốc) đã mang lại những lợi ích có thể đo lường được đối với nhiều thách thức môi trường, bao gồm sinh thái địa phương, ô nhiễm không khí và quản lý lũ lụt.
Xin chân thành cảm ơn ông về những chia sẻ!
Ngày 15/11 vừa qua đã diễn ra Hội thảo cuối kỳ “Trẻ hóa đô thị - Những ý tưởng ban đầu” công bố kết quả các đề tài nghiên cứu trong khuôn khổ chương trình LIXIL ALP 2023 - 2024. Ngay sau đó đã diễn ra Lễ khai mạc LIXIL ALP Pavilion mang những giải pháp nghiên cứu và những giá trị thiết thực đến gần hơn với cộng đồng, nhằm phát triển tương lai không gian sống khỏe, chất lượng, an toàn và tốt đẹp hơn cho người Việt.
Về chương trình LIXIL ALP: LIXIL Architecture Leader Perspective (LIXIL ALP) được khởi xướng và tổ chức từ năm 2016 bởi LIXIL Việt Nam, dưới sự bảo trợ của Hội Kiến trúc sư Việt Nam, nhằm mục đích hỗ trợ, kết nối và phát triển cộng đồng Kiến trúc – Thiết kế - Xây dựng thông qua các hợp tác đa bên, đa lĩnh vực, cùng hướng tới những mục tiêu xã hội dài hạn. Năm 2021-2022, LIXIL ALP được đổi mới với mục tiêu xuyên suốt nhằm tìm kiếm những giải pháp cho Tương lai Không gian sống Việt Nam. Năm 2023 – 2024, chương trình tiếp tục nhận được sự đồng hành của nhiều đơn vị: Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam (VUPDA); Hội Nội thất Việt Nam (VNIA); Hội Kiến trúc sư thành phố Hồ Chí Minh; Hiệp hội Xây dựng và Vật liệu xây dựng thành phố Hồ Chí Minh (SACA); Hiệp hội Thiết kế thành phố Hồ Chí Minh (VDAS); Bộ phận Bất Động Sản của Keppel tại Việt Nam, Tập đoàn Keppel. Chương trình được hỗ trợ truyền thông bởi Kiến Việt Media. Chương trình LIXIL ALP 2023 - 2024 với chủ đề “Trẻ hóa đô thị” đặt ra tầm nhìn kiến tạo không gian sống chất lượng ở nhiều quy mô và loại hình công trình. LIXIL ALP 2023 - 2024 tiên phong trong việc tạo nền tảng kết nối các kiến trúc sư, nhà quy hoạch, nhà quản lý và hoạch định chính sách phát triển đưa ra những giải pháp hồi sinh và phát triển đô thị, thể hiện tầm nhìn của LIXIL Việt Nam nhằm đáp ứng những giá trị thiết thực cho công đồng, xây dựng và phát triển tương lai không gian sống khỏe, chất lượng, an toàn và tốt đẹp hơn cho người Việt. Về LIXIL LIXIL là nhà sản xuất tiên phong các sản phẩm về Công nghệ nước và Vật liệu Xây dựng cho nhà ở, giúp giải quyết các thách thức hàng ngày, hiện thực hóa giấc mơ về một ngôi nhà hoàn thiện hơn cho mọi người, ở mọi nơi. Là công ty toàn cầu, LIXIL hoạt động tại hơn 150 quốc gia. Thừa kế di sản Nhật Bản, LIXIL tạo ra công nghệ hàng đầu thế giới và đổi mới để đem đến các sản phẩm chất lượng cao, giúp cải tiến ngôi nhà, nhưng sự khác biệt của LIXIL nằm ở cách công ty thực hiện điều này: Thông qua thiết kế có ý nghĩa, tinh thần doanh chủ, cống hiến để cải thiện khả năng tiếp cận cho tất cả mọi người và tăng trưởng kinh doanh có trách nhiệm. Tại Việt Nam, LIXIL hiện diện với 4 thương hiệu GROHE, INAX, American Standard và TOSTEM với 11 nhà máy, hơn 3000 nhân viên và hơn 8000 hệ thống cửa hàng trên toàn quốc. Tìm hiểu thêm về dự án tại: www.alplixil.com |
Tin tức liên quan
Đề xuất giải pháp ứng dụng trí tuệ nhân tạo cho cuộc sống “thông minh” hơn tại chung cư
26/09/2022
2 năm trước
Ông Uchidate Katsuaki: Cần có những giải pháp chuyên môn toàn diện để giải quyết bài toán “Trẻ hóa đô thị”
09/11/2023
1 năm trước
ALP 2023 - 2024: Hội thảo “Đổi mới đô thị - Những ý tưởng đầu tiên”
27/10/2023
1 năm trước
LIXIL Việt Nam công bố Chương trình ALP 2023 - 2024: “Tương lai không gian sống Việt Nam” với chủ đề Trẻ hóa đô thị
10/10/2023
1 năm trước
Nhìn lại hành trình đi tìm giải pháp cho không gian sống chất lượng của Architecture Leader Perspective (ALP) 2021 - 2022
03/10/2023
1 năm trước
Giải pháp cải thiện đời sống tinh thần qua kiến trúc ZU - Không gian số 0
26/09/2022
2 năm trước
Thành công của chuỗi sự kiện hội thảo và triển lãm ALP 2021 - 2022 gợi mở nhiều góc nhìn về tương lai không gian sống Việt Nam
30/08/2022
2 năm trước
Đề xuất giải pháp cho không gian công cộng đa năng và linh hoạt, nâng cao chất lượng sống của cư dân trong nhà ở cao tầng
30/08/2022
2 năm trước
Tin tức mới
LIXIL ra mắt LEC Hà Nội - trung tâm trải nghiệm sản phẩm cao cấp với không gian truyền cảm hứng
04/03/2025
1 tháng trước
Công bố kết quả 5 đề tài nghiên cứu chương trình LIXIL ALP 2023-2024
25/12/2024
4 tháng trước
KTS Đặng Kim Khôi: “Các đề tài nghiên cứu mang tính thiết thực và ảnh hưởng sâu rộng đến xã hội”
24/12/2024
4 tháng trước
Triển lãm LIXIL ALP Pavilion: Hòa quyện giữa kiến trúc, thiên nhiên và dòng chảy đô thị
23/12/2024
4 tháng trước
LIXIL ALP Pavilion 2023 - 2024: Nét 'chấm phá' trẻ trung trong đô thị
23/12/2024
4 tháng trước
[LIXIL ALP 2023 - 2024] Hội thảo cuối kỳ: “Trẻ hóa đô thị - Những giải pháp ban đầu”
19/11/2024
5 tháng trước
Thực trạng quy hoạch và cải tạo khu tập thể, chung cư cũ tại thành phố lớn
19/11/2024
5 tháng trước
Thực trạng phát triển đô thị tại Việt Nam và những vấn đề đặt ra
19/11/2024
5 tháng trước