X-Hub HN 038.365.1994
X-Hub HCM 0911.345.665

ALP 2021-2022 - Tương lai Không gian sống Việt Nam: Định hướng thiết thực - Tầm nhìn dài hạn - Hợp tác liên ngành

ALP 2021-2022 - Tương lai Không gian sống Việt Nam: Định hướng thiết thực - Tầm nhìn dài hạn - Hợp tác liên ngành

ALP 2021-2022 - Tương lai Không gian sống Việt Nam: Định hướng thiết thực - Tầm nhìn dài hạn - Hợp tác liên ngành

Đặt ra tầm nhìn về một tương lai không gian sống chất lượng cho người Việt ở nhiều quy mô và loại hình công trình, chương trình Architecture Leader Perspective (ALP) do LIXIL Việt Nam tổ chức dưới sự bảo trợ của Hội Kiến trúc sư Việt Nam và nhiều đơn vị hội ngành khác đang xây dựng một nền tảng hợp tác liên ngành, nhằm đưa ra những giải pháp chạm vào nhu cầu của xã hội, tạo ra giá trị thiết thực cho cộng đồng.

Chương trình ALP 2021 – 2022 với chủ đề “Tương lai không gian sống Việt Nam” đã chính thức ra mắt cộng đồng vào ngày 31/3/2022. Chương trình đã công bố 05 đề tài nghiên cứu chuyên sâu, gắn với các vấn đề trong thực tiễn Kiến trúc – Xây dựng Việt Nam và giới thiệu các đơn vị tham gia hoạt động nghiên cứu.

Tại buổi họp báo ra mắt chương trình, ban đại diện Đơn vị Tổ chức - Công ty LIXIL Việt Nam đã chia sẻ cụ thể về mục tiêu, định hướng dài hạn của ALP xoay quanh chủ đề “Tương lai không gian sống Việt Nam”.

LIXIL Việt Nam góp phần định hướng tương lai sống bền vững bằng những hoạt động thiết thực trong nhiều năm liền.  

Xin giới thiệu đến bạn đọc cuộc trao đổi giữa các đơn vị báo chí cùng ông Uchidate Katsuaki - Tổng Giám đốc LIXIL Việt Nam, ông Nguyễn Tristan Chinh - Giám đốc Điều hành Kinh doanh Toàn quốc, Công ty LIXIL Việt Nam và bà Toshie Takahashi - Giám đốc Marketing Công ty LIXIL Việt Nam - Đại diện nhà tài trợ INAX.

   

PV: Thưa ông Uchidate Katsuaki, 5 đề tài nghiên cứu được công bố của ALP 2021 – 2022 mới là một phần của "Tương lai không gian sống Việt Nam", sau những đề tài vừa nêu, Ban tổ chức đã có định hướng hay kế hoạch ấp ủ cho những mùa sau chưa?

Ông Uchidate Katsuaki - Tổng Giám đốc LIXIL Việt Nam

Ông Uchidate Katsuaki: Như các bạn thấy, mô hình chương trình ALP được triển khai một cách linh hoạt và không giới hạn hình thức, chúng tôi định hướng một chương trình phù hợp với môi trường và thực tế. Những hoạt động luôn đa dạng trong mô hình tổ chức và chủ đề, chẳng hạn như: chuỗi Hội thảo chuyên ngành năm 2016, Tọa đàm và ra mắt sách năm 2017, chương trình Công chiếu phim, Tọa đàm chuyên môn 2018,… Vậy nên, định hướng tương lai của chương trình ALP là không giới hạn về hình thức cũng như nội dung, chúng tôi muốn tiếp nối hành trình tìm kiếm phát triển liên tục này, hướng tới một tương lai đem lại những giá trị thiết thực cho cộng đồng Việt Nam thông qua những giải pháp về Kiến trúc - Thiết kế.

ALP chỉ là một mắt xích nhỏ, để khởi đầu kiến tạo nên một mô hình đem lại lợi ích thực tế cho xã hội, sẽ cần rất nhiều mắt xích nữa để cấu tạo nên một mô hình bền chặt và mạnh mẽ hơn. Vì thế chương trình ALP sẽ tiếp tục phát triển và mở rộng, và để tiếp tục mở rộng chúng tôi rất cần sự tham gia của các bên đối tác trong nhiều ngành nghề, cùng hợp tác lại chúng ta sẽ phát triển tốt hơn, cùng chung tay góp phần mang đến cuộc sống tốt hơn cho người dân Việt Nam. 

Chúng tôi đã có nhiều kế hoạch đang ấp ủ cho những mùa ALP sau. Đặc biệt, với kinh nghiệm rút ra từ các mùa trước, với sự cố vấn chuyên môn từ Hội Kiến trúc sư Việt Nam, Hội đồng cố vấn, Hội đồng chuyên môn và các đơn vị bảo trợ khác như Hội Kiến trúc sư Thành phố Hồ Chí Minh,... ALP mùa sau kỳ vọng sẽ triển khai với sự tham gia của nhiều đơn vị hơn, với các đề tài nghiên cứu được mở rộng hay phát triển chuyên sâu hơn. Và hơn cả, chúng tôi ấp ủ thiết kế chương trình ALP để tìm ra những giải pháp ứng dụng được vào thực tiễn. Đó mới chính là điều đem lại giá trị cho cộng đồng, điều mà Ban Tổ chức cùng các đơn vị Bảo trợ và các đơn vị tham gia ấp ủ.

PV: Vậy ông hãy chia sẻ thêm việc quyết định thực hiện chương trình ALP có những lợi thế và thách thức gì?

Ông Uchidate Katsuaki: Khi nghiên cứu đề tài và đưa ra thực tiễn kế hoạch tổ chức, Ban tổ chức luôn cân nhắc về những lợi thế và cả những thách thức sẽ gặp phải trong quá trình triển khai.

Điều đầu tiên phải kể đến, chúng tôi có những lợi thế từ nội tại doanh nghiệp:

- Với vai trò là một tập đoàn toàn cầu tiên phong trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm công nghệ nước và nhà ở, chúng tôi có được những hiểu biết nhất định liên quan đến nhà ở, các sản phẩm cho không gian sống. Chúng tôi đã triển khai 06 trung tâm thiết kế LIXIL trên toàn thế giới để nghiên cứu, nắm bắt tâm lý của khách hàng và xu hướng phát triển trên thế giới. Chúng tôi tận dụng chuyên môn của mình để thúc đẩy sự thay đổi tích cực đối với các vấn đề toàn cầu đòi hỏi hành động khẩn cấp.

- Bên cạnh đó, với cam kết Trách nhiệm doanh nghiệp của một tập đoàn toàn cầu, hoạt động của LIXIL Việt Nam không chỉ được ủng hộ ở Việt Nam mà còn được ủng hộ ở châu Á và trên toàn cầu. Vì vậy chúng tôi có chỗ dựa vững chắc trên toàn cầu cho sự hiểu biết của mình.

- Hơn thế nữa, bản thân LIXIL Việt Nam có gần 30 năm kinh nghiệm để thấu hiểu người dân Việt Nam, chúng tôi cũng đã đồng hành cùng giới Thiết kế – Kiến trúc trong nhiều hoạt động cộng đồng nhiều năm qua. Chúng tôi đã tích lũy kinh nghiệm và hiểu biết trong ngành cũng như đã quy tụ được hội đồng chuyên môn, hội đồng cố vấn là những thành viên với những kiến thức chuyên sâu từ nhiều ngành nghề.

- Lợi thế cuối cùng phải kể đến đó là việc chúng tôi đang làm đang ở chính thời điểm cấp thiết nhất. Vấn đề đại dịch bức thiết trên khắp thế giới và cả ở Việt Nam dẫn đến bài toán đặt ra là: không gian sống cần thay đổi để con người có thể tích hợp giải trí, nghỉ dưỡng, làm việc trong nhà thoải mái nhất có thể. Đây là vấn đề cộng đồng đang mong muốn tìm ra giải pháp cải thiện.

 Có lợi thế thì chắc hẳn phải có thách thức:

- Thách thức dành cho chúng tôi đầu tiên là việc lựa chọn một format hoàn toàn mới, việc triển khai bước đầu khó khăn, bỡ ngỡ và cần nhiều thời gian nghiên cứu hoàn thiện.

- Đề tài mà chương trình nghiên cứu là một đề tài tham vọng, đòi hỏi nhiều thời gian nghiên cứu và một chương trình dài hơi. Đó không chỉ là câu chuyện của 1,2 năm mà là câu chuyện của 5, 10 năm hoặc hơn thế nữa. Đặc biệt là đặc điểm kinh tế - xã hội ở các địa phương, khu vực là khác nhau và có nhiều chênh lệch, vì vậy công tác nghiên cứu để tìm ra các giải pháp chi tiết với phạm vi áp dụng lớn là một thách thức không nhỏ đối với Ban tổ chức.

- Cuối cùng, một điều cũng có thể coi là thách thức, việc xây dựng một mô hình thực tiễn và chuyên sâu thì một mình LIXIL là không đủ, chúng tôi cần sự chung tay của nhiều tổ chức, đơn vị, với đa dạng chuyên ngành, đa dạng kiến thức để cùng kiến tạo ra một chương trình chất lượng, đem đến giải pháp cho cuộc sống tốt hơn. Rất may là chương trình đã có sự bảo trợ chuyên môn của Hội Kiến trúc sư Việt Nam, cùng nhiều đơn vị Bảo trợ uy tín khác trong ngành. Chúng tôi hy vọng, những mùa tiếp theo chương trình sẽ nhận được sự tham gia và hỗ trợ của nhiều đơn vị, đối tác, thậm chí là các tập đoàn sản xuất khác cùng với LIXIL để cùng tham gia xây dựng chương trình. 

PV: Xin trân trọng cảm ơn Ông!

PV: Xin được hỏi bà Toshie Takahashi , tham gia đồng hành với chương trình ALP, đặc biệt là với dự án “Trí tuệ nhân tạo: Từ kiến trúc đến đời sống?” của công ty Cổ phần Kiến Trúc Việt, bà có chia sẻ gì về việc lựa chọn đồng hành cùng chương trình và đặc biệt là dự án này không? Thương hiệu INAX có thế mạnh gì để phù hợp với đề tài này, thưa bà?

Bà Toshie Takahashi - Giám đốc Marketing Công ty LIXIL Việt Nam - Đại diện nhà tài trợ INAX

Bà Toshie Takahashi: Là một nhà tiên phong trong sáng tạo, INAX liên tục nỗ lực tạo ra những sản phẩm vệ sinh sang trọng kết hợp phong cách truyền thống của Nhật Bản với sự nhạy bén của những xu hướng hiện đại như phát triển bền vững và ứng dụng công nghệ thông minh. Điều đó là lý do chúng tôi vô cùng hứng thú với đề tài của Công ty Cổ phần Kiến Trúc Việt.

Đề tài họ đưa ra là: “Trí tuệ nhân tạo: Từ kiến trúc đến đời sống”, theo tôi đây là sự lựa chọn bắt kịp với thời đại này.

Chúng ta hiểu sự cần thiết và hiệu quả của việc sử dụng Trí tuệ nhân tạo áp dụng vào các mảng trong đời sống, đặc biệt là Kiến trúc.

Chúng tôi muốn tham gia khía cạnh chuyên môn để tích hợp những sản phẩm tốt với đề tài chuyên sâu, tạo giá trị thực tiễn, hướng tới phục vụ nâng cao đời sống của người dân, giúp cho tương lai sống thông minh và bền vững hơn - Đúng như những định hướng mà sản phẩm của INAX đang góp phần đem tới cho mọi nhà.

PV: Xin cảm ơn câu trả lời của Bà!

PV: Thưa ông Nguyễn Tristan Chinh, theo ông, đóng vai trò là một doanh nghiệp toàn cầu, định hướng kinh doanh của công ty có mối quan hệ thế nào với cam kết trách nhiệm xã hội?

Ông Nguyễn Tristan Chinh - Giám đốc Điều hành Kinh doanh Toàn quốc, Công ty LIXIL Việt Nam

Ông Nguyễn Tristan Chinh: Tại LIXIL, LIXIL toàn cầu luôn xác định dành sự quan tâm, nguồn lực vào vấn đề xã hội tại các khu vực mà chúng tôi hoạt động. Chúng tôi đóng góp, giúp giải quyết các vấn đề thực trạng thông qua hoạt động kinh doanh và chuyên môn của mình. Cam kết Trách nghiệm Doanh nghiệp với xã hội là chiến lược của LIXIL toàn cầu, LIXIL châu Á và cả LIXIL Việt Nam.

Chẳng hạn, chúng tôi đã giải quyết cuộc khủng hoảng vệ sinh toàn cầu thông qua các giải pháp bồn cầu SATO sáng tạo với giá cả phải chăng tại các khu vực thiếu khả năng tiếp cận hệ thống cấp thoát nước. Về bảo tồn nguồn nước và tính bền vững môi trường, chúng tôi đang giúp giảm thiểu dấu chân carbon của sản phẩm từ khâu thu mua đến thải bỏ. Đó chính là những chiến lược kinh doanh của chúng tôi đi đôi với cam kết trách nhiệm xã hội. Ngoài ra, các thương hiệu của chúng tôi như sản phẩm INAX, GROHE, American Standard cũng đã và đang phát triển hướng tới định hướng tương lai bền vững, đóng góp vào sự bền vững của cả quốc gia và của mỗi gia đình ở khắp mọi nơi.

Sáng lập và tổ chức chương trình ALP, chúng tôi muốn hợp tác cùng các kiến trúc sư, chủ đầu tư, các hiệp hội trong ngành Kiến trúc - Xây dựng đưa ra giải pháp cho không gian sống của người Việt, có thể là những sản phẩm mới trong tương lai. Chúng tôi hướng đến mục tiêu góp phần xây dựng những không gian sống thân thiện hơn, ưu việt hơn và đáp ứng được cuộc sống “bình thường mới”.

PV: Trân trọng cảm ơn những chia sẻ của đại diện Đơn vị Tổ chức ALP 2021 – 2022.

———————————–

Về chương trình ALP:

Architecture Leader Perspective (ALP) được khởi xướng và tổ chức từ năm 2016 bởi LIXIL Việt Nam, dưới sự bảo trợ chuyên môn của Hội Kiến trúc sư Việt Nam.

Năm 2021 – 2022, chương trình mở rộng quy mô và tăng thêm tính chuyên sâu bởi sự bảo trợ từ các đơn vị: Hội Kiến trúc sư thành phố Hồ Chí Minh; Hiệp hội Xây dựng và Vật liệu xây dựng thành phố Hồ Chí Minh (SACA); Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam; UBND quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Chương trình được hỗ trợ truyền thông bởi các cơ quan truyền thông đầu ngành như: Kiến Việt, Tạp chí Kiến trúc, Tạp chí Nhà Đẹp,,… 

Thông qua các hoạt động kết nối, tương tác, nghiên cứu chuyên sâu, ALP 2021 – 2022 kiến tạo một nền tảng chung để các công ty kiến trúc, kiến trúc sư, chủ đầu tư, chuyên gia trong ngành Kiến trúc – Xây dựng cùng hợp tác đem tới giải pháp, đề xuất giải quyết các vấn đề trong thực tiễn môi trường xây dựng tại Việt Nam, hướng đến tương lai không gian sống tối ưu cho người Việt.

Xem thêm chi tiết chương trình tại: http://alplixil.com/ 

———————————–

Về LIXIL:

LIXIL là nhà sản xuất tiên phong các sản phẩm về Công nghệ nước và Vật liệu Xây dựng cho nhà ở, giúp giải quyết các thách thức hàng ngày, hiện thực hóa giấc mơ về một ngôi nhà hoàn thiện hơn cho mọi người, ở mọi nơi. Là công ty toàn cầu, LIXIL hoạt động tại hơn 150 quốc gia. Thừa kế di sản Nhật Bản, LIXIL tạo ra công nghệ hàng đầu thế giới và đổi mới để đem đến các sản phẩm chất lượng cao, giúp biến đổi ngôi nhà, nhưng sự khác biệt của LIXIL nằm ở cách công ty thực hiện điều này; thông qua thiết kế có ý nghĩa, tinh thần doanh chủ, cống hiến để cải thiện khả năng tiếp cận cho tất cả mọi người và tăng trưởng kinh doanh có trách nhiệm.

Tại Việt Nam, LIXIL hiện diện với 4 thương hiệu GROHE, INAX, American Standard và TOSTEM với 11 nhà máy, hơn 3,300 nhân viên và hơn 8,000 hệ thống cửa hàng trên toàn quốc.

Tin tức liên quan

Tin tức mới