Kiến trúc Việt trước bối cảnh “Toàn cầu hoá - Bản địa hóa”
Để mang đến một góc nhìn khách quan hơn về câu chuyện “Toàn cầu và Bản địa”, Podcast số 5 của ALP Mini-talk mùa 3: The Un-Gap | Không khoảng cách đã mang đến sự tương tác giữa hai Kiến trúc sư đến từ hai nền tảng khác biệt: một KTS học tập hoàn toàn trong nước với cảm hứng sáng tạo thuộc về bản địa, một người từng học tập và làm việc ở nước ngoài, du nhập nhiều Kiến trúc quốc tế vào Việt Nam.
Tập trung hoàn toàn vào bối cảnh sống xung quanh và tìm cách cải tiến chúng bằng các thiết kế , Đồng Sáng lập của Laita Design Studio, KTS - NTK. Nguyễn Đình Hòa đã giành được giải thưởng Red Dot Award 2020 và Good Design Award 2022 với sản phẩm ghế THUN và bàn ăn 16:3.
Khách mời thứ hai trong cuộc trò chuyện là TS. KTS Lê Quốc Hùng, nhà sáng lập OasisConcept, từng có thời gian học tập và làm việc tại Pháp, cũng như du nhập nhiều ngôn ngữ Kiến trúc Châu Âu vào Việt Nam.
Thông qua podcast lần này, hai KTS đến từ hai nền tảng khác nhau đã có cơ hội gặp gỡ và chia sẻ những góc nhìn và trải nghiệm làm nghề mà ở đó người nghe sẽ gặp những “Không khoảng cách” từ những điều tưởng như rất “khoảng cách”.
Trước khi nói về “Toàn cầu hóa - Bản địa hóa” trong phong cách sáng tạo của hai anh, chắc khán giả sẽ muốn biết hành trình hai anh đến với Kiến trúc như thế nào?
TS. KTS Lê Quốc Hùng: Bản thân mình cũng là Kiến trúc sư học trong nước. Nhưng khi học, mình luôn băn khoăn về hướng đi của mình khi được tiếp xúc với nhiều luồng tư tưởng từ nước ngoài. Thế là mình quyết định ra nước ngoài du học. Mình muốn tìm hiểu xem họ suy nghĩ như thế nào và họ thực hiện như thế nào. Rồi trong suốt quá trình đó, những điều mình trăn trở trong nước từ từ được tiếp cận và giải quyết, mình cũng từ từ hiểu được từng bước một. Và đến ngày hôm nay, mình đã triển khai rất nhiều dự án Kiến trúc, và quy hoạch đô thị. Với trải nghiệm nước ngoài mình rất muốn đóng góp cho nền quy hoạch đô thị tại Việt Nam.
KTS - NTK. Nguyễn Đình Hoà: Khác với anh Lê Quốc Hùng, mình học tập và làm việc hoàn toàn tại Việt Nam. Sau đó, từ vai trò Kiến trúc sư, mình tiếp tục mở rộng công việc sang thiết kế sản phẩm ,thiết kế đồ họa và tư vấn chiến lược . Là một người chưa bao giờ đi du học, thỉnh thoảng mình cảm thấy có phần tiếc nuối. Nhưng sau khi làm việc trong nước, mình cảm thấy nếu như mình ra nước ngoài du học, thì sẽ bị lấy một khoảng thời gian khá nhiều, trong khi đó mình hoàn toàn có thể dựa vào những kinh nghiệm thực hành của mình để phát triển sự nghiệp từ chính bối cảnh hiện tại. Thật ra xã hội Việt Nam có vẻ tương đối hỗn loạn nhưng lại đầy tiềm năng.
Hai anh nhận định như thế nào về hai khái niệm “Toàn cầu hóa - Bản địa hóa” trong bối cảnh kiến trúc?
TS. KTS Lê Quốc Hùng:
“Toàn cầu hóa” theo tôi hiểu là sự tương tác của xã hội này với xã hội khác, của những luồng văn hóa, luồng tư tưởng này với luồng tư tưởng khác. Và sự hấp thụ của những người tiếp cận cũng như tiếp nhận nó như thế nào trong một xã hội mà hàng ngày chúng ta tiếp cận rất nhiều thông tin, chúng ta truyền tải, chúng ta cảm thụ và sản phẩm hóa ra như thế nào đó chính là quá trình toàn cầu hóa. “Toàn cầu hoá” là một vấn đề bắt đầu từ rất lâu, do xã hội loài người không phát triển một cách cô lập. Các nền văn mình truyền bá và tiếp nhận lẫn nhau. Một số nền văn hóa có thể bị xóa sổ nếu không đủ mạnh, còn một số nền văn hóa bản địa có thể chống lại hoặc hấp thụ được những thứ mới để tiếp tục phát triển. Ví dụ như người Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha đã hình thành kỹ thuật về xây dựng đô thị, quy hoạch đô thị, xây dựng kiến trúc, và họ áp những kĩ thuật và kiến thức đó lên nền văn hóa bản địa của người Nam Mỹ. Đến nay, chúng ta vẫn thấy rất rõ ràng bộ mặt kiến trúc hay quy hoạch đô thị của Nam Mỹ là sự hòa trộn của nhiều nền văn minh, đại diện là nền văn minh Châu Âu và nền văn minh Nam Mỹ. Việt Nam cũng vậy, chúng ta đã có “toàn cầu hoá” từ rất lâu, chúng ta tiếp cận, chuyển hóa những giá trị từ Trung Quốc, Pháp thành giá trị của chúng ta. Nên có thể nói, “bản địa hoá” và “toàn cầu hoá” là hai quá trình không thể tách rời được.
KTS - NTK. Nguyễn Đình Hòa:
Hòa thấy hai thuật ngữ này tương đối cũ vì nó được đặt ra từ giữa thế kỉ trước, “toàn cầu hóa” và “bản địa hóa” luôn là hai lực, cái này thúc đẩy cái kia và nó làm giá trị của hai bên nâng lên rất là nhiều. Ở thời kỳ hiện tại mối tương quan giữa hai quá trình này còn tinh vi hơn rất nhiều so với ngày xưa. Kiến trúc và Thiết kế luôn sinh ra bởi bối cảnh và luôn phải quay trở lại để phục vụ cho bối cảnh đó. Một nhà thiết kế ở Việt Nam mà mình rất ngưỡng mộ là thầy Văn Huy Lê, một nhà thiết kế công nghiệp, từng nói “Thiết kế là một thứ không thể nhập khẩu” được vì thứ nhập khẩu đó được sinh ra một vùng miền nào đó khác. Nếu cách giải quyết của thứ nhập khẩu đó hay và nó hé lộ cho chúng ta cách giải quyết vấn đề của chính mình thì mình có thể lấy nó để tham chiếu cho bối cảnh hoặc sử dụng nó trong giai đoạn đầu, nhưng khi sử dụng trong bối cảnh Việt Nam thì chắc chắn thiết kế đó cũng cần phải được diễn giải lại theo một cách khác, xem có thể giữ lại cái gì và thay đổi cái gì.
Đâu là những ưu thế và bất lợi mà hai vị KTS gặp phải trong trải nghiệm cá nhân của mình trong bối cảnh “toàn cầu hóa - bản địa hóa”?
TS. KTS Lê Quốc Hùng:
Thời điểm mình ra nước ngoài Việt Nam chưa mở cửa hoàn toàn nên để nghiên cứu sâu các luồng tư tưởng khác cũng rất là khó. Khi ra nước ngoài thì mình có điều kiện hơn rất nhiều, sách vở rất nhiều, nhiều buổi nói chuyện, nhiều trường học để lựa chọn, mỗi trường học sẽ có một bản sắc riêng. Khi học ở Pháp mình cũng được tiếp cận với các bạn học đến từ nhiều nước khác nhau, cái hay là mỗi người đến từ một nền văn hóa nên sẽ có góc nhìn và cách suy nghĩ khác nhau,… Đối với bất lợi thì quá trình học ở nước ngoài rất là lâu, nhưng để bước về Việt Nam làm việc thì mình thấy ngơ ngác, hầu như 2 năm đầu không biết phải làm như thế nào, tiếp cận như thế nào, ngay cả cách thể hiện một hồ sơ theo cách của người Việt Nam mình cũng không biết luôn. Nhưng chung quy cái quan trọng nhất, cũng là cái cá tính để tạo nên một người Kiến trúc sư đó chính là óc quan sát, khi chúng ta quan sát được chúng ta mới giải quyết được. Còn nếu không quan sát được thì không bao giờ chúng ta có thể giải quyết được bài toán theo cách cội nguồn gốc rễ thì chúng ta chỉ đi sao chép lại thôi, và điều đó thì không thể tốt cho một nền kiến trúc bền vững được.
KTS - NTK. Nguyễn Đình Hoà: Học ở trong nước thì bất lợi nhưng khi làm việc thì Hòa thấy có rất nhiều thuận lợi. Nói về ưu thế thì việc học trong nước giúp mình có một bối cảnh tuyệt vời, thời gian để khám phá và cơ hội để làm việc nhiều hơn rất nhiều so với bối cảnh nước ngoài. Trong khi các kiến trúc sư nước ngoài, sau khi ra trường mất rất nhiều năm để trui mài trong các văn phòng thiết kế của các đàn anh đi trước để học được cái nghề, sau đó họ cũng mất rất nhiều thời gian để có thể ra làm riêng và đợi một khoảng thời gian dài hơn nữa để có thể làm được một công trình thì ở Việt Nam, thậm chí có một số Kiến trúc sư khi mới ra trường họ đã có thể làm được những công trình về mặt tổng thể mình cảm thấy khá ok. Tuy nhiên, sau nhiều năm thì mình thấy có một cái bẫy trong vấn đề đó, cái bẫy về việc mọi thứ dường như quá thuận lợi. Trong bối cảnh không được trang bị một nền tảng tốt từ trong trường, nhưng khi ra ngoài thì được hỗ trợ rất nhiều bởi những điều kiện để có thể làm ra những công trình, và lúc “thừa thắng xông lên”, “được nước làm tới”, với các công trình sau quy mô ngày càng lớn thì lại thấy khá hoang mang về cách tiếp cận khi không biết mình làm thế để làm gì? Có cần một công trình kiến trúc theo cách tiếp cận như vậy nữa hay không?
Theo hai vị KTS, ngôn ngữ Kiến trúc Việt trong xã hội hiện đại được biểu hiện như thế nào?
TS. KTS Lê Quốc Hùng: Kiến trúc là phải có ngôn ngữ, tại vì Kiến trúc truyền tải ý niệm, truyền tải một cái biểu tượng. Cả trong những Kiến trúc truyền thống, cung điện thì luôn đi kèm 2 thứ là: lý do xây dựng và lý do nghệ thuật truyền tải. Tuy nhiên cái việc đọc được nó hay không thì lại cực kỳ khó. Kiến trúc thật ra chỉ là vỏ bọc của những gì diễn ra bên trong, chứ Kiến trúc không phải là không gian đó. Nên chúng ta cần phải hiểu và đi song song hai thứ, Kiến trúc được dựng lên với những hình ảnh gì?
KTS - NTK. Nguyễn Đình HòaHoà: Ngôn ngữ là điểm cuối của một quá trình khi mà người ta thống kê lại thì nó tạo ra một mẫu số chung, thì từ đó sẽ tạo ra một ngôn ngữ chung. Kiến trúc và Thiết kế đều được sinh ra từ bối cảnh, nếu chúng ta không có cơ sở để tạo ra một thứ gì đó thì thứ đó rất dễ tan biến. Đặc biệt, có một tín hiệu tích cực rằng ngôn ngữ Kiến trúc Việt Nam đã bắt đầu có ảnh hưởng ngược lại xu hướng Kiến trúc của thế giới, cách tiếp cận của Kiến trúc sư Việt đang có tính lan tỏa lớn, mặc dù xuất phát điểm thấp và nhỏ lẻ nhưng lại đang được quốc tế chú ý đến.
Làm sao để kết hợp hai yếu tố “bản địa” và “toàn cầu hoá” để tạo nên ngôn ngữ Kiến trúc Việt?
TS. KTS Lê Quốc Hùng: Thật ra việc kết hợp hai yếu tố “bản địa” và “toàn cầu hóa” vẫn đang là một bài toán khó mà giới Kiến trúc cần phải giải. Quan trọng là chúng ta phải dung hòa ở mức độ nào và cách mà mình tiếp cận vấn đề “toàn cầu hóa” ở mức độ nào? Ví dụ đối với một số người, “toàn cầu hóa” là một sự đe dọa; nhưng đối với một số người, thì việc này lại là một công cụ, một sự phong phú. Còn đối với mình, thì thật sự nó không nằm nhiều trong suy nghĩ, đối với dự án nào mình giải quyết cho bối cảnh đó, mình sẽ học hỏi những kinh nghiệm của các Kiến trúc sư khác, có thể Việt Nam, có thể nước ngoài; mình học hỏi phương pháp, chứ không học hỏi hình thức.
KTS - NTK. Nguyễn Đình Hòaoà: Đối với mình thì việc dung hòa hai yếu tố “bản địa” và “toàn cầu hoá” không phải một đích đến. Chúng ta nên hướng đến một nền Kiến trúc tốt, ở nơi mà Kiến trúc thực hiện được đúng bản chất nhất của nó - công cụ hỗ trợ cho cuộc sống của loài người. Thiết kế tốt là khi chúng ta bắt đầu sử dụng nó mà không quan tâm đến phần nghe và phần nhìn, người ta sẽ sử dụng nó một cách vô thức và người ta cảm thấy không thể sống thiếu nó được. Truyền thống là một thứ mở, trong giá trị của truyền thống thì không hề có sự vĩnh cữu và mãi mãi, truyền thống luôn luôn hứa hẹn và chào đón những đề xuất mà ở đó truyền thống có thể tiếp diễn ở trong tương lai.
ALP Mini-talk Mùa 3: The Un-Gap | Không khoảng cách là chuỗi Podcast thảo luận chuyên đề dành cho cộng đồng Kiến trúc - Thiết kế tại Việt Nam. Podcast được phát triển từ chuỗi hoạt động của chương trình Architecture Leader Perspective do LIXIL Việt Nam sáng lập và tổ chức từ năm 2016, nhằm kết nối, tạo động lực và truyền cảm hứng để kiến tạo một cộng đồng Kiến trúc - Thiết kế gắn kết, cùng phát triển.
Tin tức liên quan
ALP MINI-TALK #2: “ĐÁNH THỨC THẦN LINH TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI”
27/10/2021
2 năm trước
ALP MINI_TALK #4: RANH GIỚI VÀ KHOẢNG TRỐNG
25/11/2021
2 năm trước
ALP MINI_TALK #6: ‘NHƯ THỂ LÀ’ MỘT HIỆN HỮU CỦA SẮP ĐẶT TUYỆT ĐỐI
31/12/2021
2 năm trước
ALP MINI_TALK #7: KIẾN TRÚC THI CA
07/01/2022
2 năm trước
ALP MINI_TALK #8: LỚP VỎ VÀ KHOẢNG TRỐNG
20/01/2022
2 năm trước
ALP MINI_TALK #9: KIẾN TRÚC Ý NIỆM
12/03/2022
2 năm trước
ALP MINI_TALK #10: ĐỐI THOẠI VỚI TỰ NHIÊN
16/03/2022
2 năm trước
ALP MINI_TALK #11: Ý VÀ HÌNH TRONG KIẾN TRÚC
31/03/2022
2 năm trước
Tin tức mới
Ông Nguyễn Đỗ Dũng: “Trẻ hóa đô thị là tái sinh và mang lại sức trẻ giúp đô thị gánh vác áp lực trong quá trình phát triển”
17/11/2023
9 tháng trước
Những ý tưởng đầu tiên cho bài toán “Trẻ hóa đô thị”
17/11/2023
9 tháng trước
Ông Uchidate Katsuaki: Cần có những giải pháp chuyên môn toàn diện để giải quyết bài toán “Trẻ hóa đô thị”
09/11/2023
10 tháng trước
ALP 2023 - 2024: Hội thảo “Đổi mới đô thị - Những ý tưởng đầu tiên”
27/10/2023
10 tháng trước
LIXIL Việt Nam công bố Chương trình ALP 2023 - 2024: “Tương lai không gian sống Việt Nam” với chủ đề Trẻ hóa đô thị
10/10/2023
11 tháng trước
Nhìn lại hành trình đi tìm giải pháp cho không gian sống chất lượng của Architecture Leader Perspective (ALP) 2021 - 2022
03/10/2023
11 tháng trước
Kiến trúc sư và những câu chuyện trái ngành
02/10/2023
11 tháng trước
Thủ khoa ngành Kiến trúc và những sự thật sau khi ra trường
21/08/2023
1 năm trước