X-Hub HN 038.365.1994
X-Hub HCM 0911.345.665

ALP MINI-TALK #2: “ĐÁNH THỨC THẦN LINH TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI”

ALP MINI-TALK #2: “ĐÁNH THỨC THẦN LINH TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI”

ALP MINI-TALK #2: “ĐÁNH THỨC THẦN LINH TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI”

ALP MINI-TALK #2: “ĐÁNH THỨC THẦN LINH TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI”


🔻 Sau tọa đàm mở màn “Kiến trúc thánh thiêng - 500 năm truyền giáo tại Việt Nam” trong chuỗi đối thoại xuyên suốt: “nhìn về văn hóa kiến trúc VIỆT”, ALP Mini-talk #02 tiếp nối với chủ đề: “Đánh thức thần linh trong bối cảnh mới”.
🔸 Thời gian tổ chức: 9h30 - 11h30 sáng Chủ Nhật, 31/10/2021.
🔸 Hình thức: Trực tuyến qua nền tảng Zoom Webinar.
🔸 Link đăng ký tham dự: https://forms.gle/hJvCaqxTR8gPX4Lo6
Hiện nay, chúng ta đang chứng kiến sự “hồi sinh” của Phật giáo và các tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam sau công cuộc Đổi mới (1986). Quá trình khôi phục không gian thiêng diễn ra mạnh mẽ với những công trình thờ cúng, tế tự đa dạng cùng trào lưu xây dựng, tôn tạo chùa trên khắp cả nước…
▫️ Có hay không những mực thước, khuôn mẫu cho công trình Phật giáo?
▫️ Điểm khác biệt trong lý luận về không gian linh thiêng dưới góc độ kiến trúc và khoa học là gì?
▫️ Những gì chúng ta đã - đang làm với không gian thiêng được khái quát lại như thế nào? Dự báo về không gian thiêng tại Việt Nam?
v...v...
Thông qua phần trình bày từ 2 Diễn giả, Tọa đàm khơi gợi những suy tư và hành động đối với không gian thiêng trong bối cảnh đổi mới.
𝗕𝗮̀𝗶 𝘁𝗿𝗶̀𝗻𝗵 𝗯𝗮̀𝘆 𝟭: Một khám phá về tái tạo không gian thiêng ở đồng bằng sông Hồng
𝗡𝗴𝘂̛𝗼̛̀𝗶 𝘁𝗿𝗶̀𝗻𝗵 𝗯𝗮̀𝘆: TS. Hoàng Văn Chung, Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Trong các năm qua, các chủ đề anh nghiên cứu quan tâm chủ yếu là quan hệ nhà nước - tôn giáo, đa dạng tôn giáo và không gian tôn giáo/không gian thiêng. Năm 2017, anh đã xuất bản cuốn sách "New Religions and State's response to Religious diversification in contemporary Vietnam" (Các tôn giáo mới và phản ứng của nhà nước với quá trình đa dạng hóa tôn giáo ở Việt Nam hiện nay) với Nxb.Springer.
Từ khảo sát thực tiễn các hoạt động làm biến đổi không gian thiêng thuộc tôn giáo dân gian ở đồng bằng sông Hồng giai đoạn sau Đổi mới, tôi lý luận rằng đã diễn ra một quá trình gọi là tái tạo không gian thiêng ở khu vực này, cấu thành từ ba nhóm hoạt động chính, bao gồm: sự tái tạo trên phương diện ý nghĩa, giá trị và chức năng; sự tái tạo trên phương diện cấu trúc vật chất và giao diện; và tìm kiếm sự thừa nhận, hợp pháp hóa cho những tái tạo đó. Quá trình này chứng kiến sự tham gia tích cực, dù có mục đích không giống nhau, của các nhân tố nhà nước và phi nhà nước.
(Đây là kết quả của đề tài nghiên cứu do Quỹ Phát triển Khoa học và công nghệ quốc gia Việt Nam - NAFOSTED - tài trợ).
𝗕𝗮̀𝗶 𝘁𝗿𝗶̀𝗻𝗵 𝗯𝗮̀𝘆 𝟮: Kiến trúc Phật giáo đương đại nhìn từ Việt Nam
𝗡𝗴𝘂̛𝗼̛̀𝗶 𝘁𝗿𝗶̀𝗻𝗵 𝗯𝗮̀𝘆: Nhà nghiên cứu Nguyễn Sử, Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Anh theo học chuyên ngành về nghệ thuật và ngôn ngữ tại Trung Quốc; Lịch sử nghệ thuật tôn giáo châu Á tại SOAS, đại học London. Ngoài tham gia nhiều hoạt động nghiên cứu về lịch sử nghệ thuật, tôn giáo ở trong và ngoài nước anh cũng là người thực hành và giáo dục nghệ thuật thư pháp ở Việt Nam.
Truy nguyên ý niệm không gian thờ của Phật giáo – Từ Tháp tới Phật điện. Bài nói chuyện lấy trung tâm là một số các ngôi chùa đã và đang được xây dựng chùa ở Việt Nam tại thời điểm hiện tại trong đối chiếu với các quốc gia như Trung Quốc và Nhật Bản.
Tìm kiếm sự chuyển dịch không gian thiêng Phật giáo từ trong quá khứ tới hiện tại được diễn ra như thế nào. Thông qua tâm lý kiến tạo không gian thờ tự để lý giải những ý niệm Phật giáo qua lăng kính Việt.
-----
♦️ ALP Online Mini-talks 2021 được tổ chức bởi LIXIL Việt Nam và thực hiện bởi:
✅ Không gian kết nối, truyền cảm hứng giao lưu và học hỏi cho cộng đồng Kiến trúc – Thiết kế X-Hub.
✅ Cổng kết nối sáng tạo Kiến trúc & Nghệ thuật AGOhub
✅ Đơn vị truyền thông chuyên ngành Kiến trúc – Nội thất – Xây dựng kienviet.net


Tin tức liên quan

Tin tức mới