X-Hub HN 038.365.1994
X-Hub HCM 0911.345.665

[ALP Mini-Talk #2] Đánh thức thần linh - Kiến trúc Phật giáo đương đại nhìn từ Việt Nam

[ALP Mini-Talk #2] Đánh thức thần linh - Kiến trúc Phật giáo đương đại nhìn từ Việt Nam

[ALP Mini-Talk #2] Đánh thức thần linh - Kiến trúc Phật giáo đương đại nhìn từ Việt Nam

Xin giới thiệu đến bạn đọc bài chia sẻ của Nhà nghiên cứu Nguyễn Sử -  Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam trong khuôn khổ chương trình ALP Mini-talks - hoạt động mở rộng của Architecture Leader Perspective (ALP) được khởi xướng bởi LIXIL Việt Nam và thực hiện bởi Xhubvietnam.com, AGOhub và KIENVIET MEDIA. ALP Mini-talks mang đến chuỗi thảo luận chuyên sâu về Kiến trúc - Thiết kế, với sự góp mặt của nhiều diễn giả có tiếng trong và ngoài nước.

Đánh thức thần linh - Kiến trúc Phật giáo đương đại nhìn từ Việt Nam

Kiến trúc không phải là vấn đề cô lập, mà nó song hành với Chính sách tôn giáo, tập tục dân gian, giáo nghĩa của Phật giáo. Kiến trúc Phật giáo là một phương tiện để nhìn thấy những tinh thần Phật giáo bên trong. Trở lại những không gian Phật giáo thủa sơ khai từ thời Đức Phật thì không gian thờ tự không hề tồn tại mà không gian thiêng ấy luôn rời rạc và lưu động, phi cố định.

Duy nhất có 1 lần Phật chỉ thị về không gian thiêng sau khi nhập diện đó là kiến tạo Tháp - tháp như thấy Phật - không gian thiêng. Nhưng Tháp không dùng để trụ tăng, không dùng để trụ tục, các đệ tử vẫn dùng phương thức vân du làm chủ đạo. Kiến trúc Phật giáo đa dạng và phong phú nhưng thực tế không có một khái niệm nào là tuyệt đối về mặt hình thức. Bản thân khái niệm Tự, Viện, Đạo tràng, Chiêu đề, Tịnh thất… là một quá trình diễn tiến khác nhau của các tên gọi chứ không phải là một định thức không gian.


Ở nơi nào - tâm đều như như chẳng động, chẳng hề nhiễm bụi nơi đấy là nơi thiêng liêng. Không gian mà Đức Phật chú trọng nhất đó chính là sự tương tác giữa con người với nhau, sự hoà hợp, tương hỗ kính trọng lẫn nhau. Không có không gian nào thần thánh bằng hoà hợp giữa người với người, giữa con người và tự nhiên. Nơi nào có tăng đoàn, nơi đó là thần thánh!

Kiến trúc Phật giáo Việt Nam đương đại - Nhu cầu ? Hay một cuộc cạnh tranh?

Phật giáo ở Việt Bùng phát về mặt quy mô và số lượng, chúng ta có thể kể đến như chùa Tam Chúc hơn 5000ha, chùa Bái Đính: 539ha (27ha, 80ha); chùa Ba Vàng: 22ha. Chùa Đại Tuệ; 20ha. Sinh hoạt Phật giáo phát triển trên mọi chiều kích từ làng xã đến cộng đồng. Quá trình xây dựng được kiến tạo bằng việc xây dựng thương hiệu Nhất • Tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á. Tượng Phật Di Lặc bằng đồng lớn nhất châu Á. • Bảo Tháp cao nhất châu Á: 13 tầng, cao 100m…. Không có to nhất mà chỉ có To hơn!

Xu hướng Phục cổ vẫn được xem là xu hướng chủ đạo trong quá trình xây dựng các ngôi chùa hiện nay. Các ngôi chùa từ nhỏ tới lớn đều sử dụng các motif cũ - có thể là phóng đại hoặc tích hợp các yếu tố trang trí trong vốn cổ. Những đặc trưng có thể được chắp vá từ Lý hoặc Trần hoặc Lê hoặc Nguyễn chiếm vai trò chủ đạo. Sự học tập quá khứ có thể đến từ trong nước hay ở ngoài nước, có thể nhìn thấy rõ điều này thông qua việc cóp nhặt các kiến trúc, không gian Phật giáo theo hình thức của Nhật Bản được hiện diện ở khắp mọi nơi. Những nỗ lực xuất phát từ việc yêu vốn cổ, lựa chọn các mẫu hình mang tính chất an toàn dễ được chấp nhận hơn các tư tưởng hay tinh thần mang tính chất cách tân.


Một số công trình kiến trúc Phật giáo đương đại nước ngoài


Cùng với quá trình hiện đại hoá Phật giáo thì song hành với đó là quá trình hiện đại hoá kiến trúc Phật giáo cũng được diễn ra một cách mạnh mẽ. Khởi đầu với những công trình tại Nhật Bản như các công trình chùa do Tadao Ando thiết kế - Honpukuji (The Water Temple);


Chùa Đại Phật (Giant Buddha); Các công trình chùa như Ekuin; Zuishoji của Kengo Kuma… đều là những công trình không chỉ cách tân về mặt hình thức mà còn đi truy nguyên về những không gian thiêng của Phật giáo và đưa ra những lý giải về cách thức kiến tạo không gian thiêng Phật giáo.

Một số công trình do các kiến trúc sư Đài Loan như Diêu Nhân Hỷ hay tại Trung Quốc cũng có hàng loạt các công trình mới đặt ra vất đề về sự hướng tới sự to lớn hay chỉ đơn thuần là “Trả lại môi trường thanh tĩnh cho chùa chiền”

Truyền thống là giá trị nhưng không nên coi truyền thống như một sự ràng buộc. Kế thừa truyền thống một cách máy móc hay khoa trương, cạnh tranh về sự hoa lệ dường như không phải là một hướng đi có thể phát triển.

Tin tức liên quan

Tin tức mới