X-Hub HN 038.365.1994
X-Hub HCM 0911.345.665

[BÀI VIẾT CHUYÊN GIA - Talk #5] Giáo dục Nhật Bản nhìn từ kiến trúc trường học – Từ xác lập đến thực hiện triết lý giáo dục công dân dân chủ

[BÀI VIẾT CHUYÊN GIA - Talk #5] Giáo dục Nhật Bản nhìn từ kiến trúc trường học – Từ xác lập đến thực hiện triết lý giáo dục công dân dân chủ

Dịch giả, tác giả, diễn giả độc lập Nguyễn Quốc Vương

 Dịch giả, tác giả, diễn giả độc lập Nguyễn Quốc Vương

Dịch giả, tác giả, diễn giả độc lập

Xin giới thiệu đến bạn đọc bài chia sẻ của Dịch giả, tác giả, diễn giả độc lập Nguyễn Quốc Vương trong khuôn khổ chương trình ALP Mini-talks - hoạt động mở rộng của Architecture Leader Perspective (ALP) được khởi xướng bởi LIXIL Việt Nam và thực hiện bởi Xhubvietnam.com, AGOhub và KIENVIET MEDIA. ALP Mini-talks mang đến chuỗi thảo luận chuyên sâu về Kiến trúc - Thiết kế, với sự góp mặt của nhiều diễn giả có tiếng trong và ngoài nước.

Giáo dục Nhật Bản nhìn từ kiến trúc trường học – Từ xác lập đến thực hiện triết lý giáo dục công dân dân chủ

Giáo dục Nhật Bản tiến hành cải cách ở quy mô quốc gia theo mô hình hiện đại của châu Âu bắt đầu từ thời Minh Trị khoảng giữa thế kỉ 19. Hình ảnh con người mơ ước-con người mà nền giáo dục khi đó muốn tạo ra là “thần dân” biết “trung quân, ái quốc” phù hợp với xã hội mà Hiến pháp Đại đế quốc Nhật Bản (1889) vẽ ra. Cho dù không phát biểu tường minh bằng cụm từ “triết lý giáo dục”, hình ảnh quốc gia-đại đế quốc với thiên hoàng là trung tâm và hình ảnh “thần dân” này đã thể hiện rõ triết lý giáo dục nước Nhật thời cận đại. Các ngôi trường được xây dựng trong thời kì này và các thời kì sau đó cho đến trước 1945 đều được bố trí không gian phục vụ tối đa cho triết lý ấy.

Sau năm 1945, dưới sự chiếm đóng của quân Đồng Minh, Nhật Bản tiến hành cải cách để dân chủ hóa đất nước. Hiến pháp Nhật Bản (1946) với ba trụ cột là “hòa bình”, “dân chủ”, “tôn trọng nhân quyền” đã xác lập một hình ảnh quốc gia mới. Căn cứ trên đó triết lý giáo dục mới được quy định trong các bộ luật giáo dục như Luật giáo dục cơ bản, Luật giáo dục trường học… ra đời. Nền giáo dục mới này sẽ nhắm tới giáo dục nên người công dân dân chủ, người sẽ xây dựng và bảo vệ xã hội “hòa bình, dân chủ, tôn trọng nhân quyền”. Với triết lý giáo dục mới đó, trường học cũ được cải tạo, trường học mới được xây dựng cho phù hợp. Không gian có tính mở, khai phóng tối đa. Từ thư viện, sân vận động, lớp học, nhà thi đấu, vườn trường đều chuyển sang lấy học sinh làm trung tâm và kích thích sự tự chủ, tự trị của học sinh trong học tập cũng như các hoạt động của câu lạc bộ. Nhìn vào cấu trúc không gian trường học Nhật Bản hiện đại, người ta cũng phần nào hiểu được triết lý đằng sau đang chi phối nền giáo dục này.

Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc, thiết kế - tiếp cận từ hiện trạng

Quan điểm về không gian giáo dục

  • Không gian học đa dạng kích thích Tư duy sang tạo của học sinh chuyên

Học sinh có thể học mọi lúc, mọi nơi – với không gian trong lớp, ngoài lớp hoặc 01 không gian được kiến tạo nhằm nâng cao khả năng tư duy sang tạo của các bạn học sinh chuyên

  • Tự nhiên, Kiến trúc xanh hướng tới Bền vững

Tự nhiên và yếu tố cấu thành nên không gian ngôi trường mới và được tôn trọng, từ đó xây dựng nhận thức tôn trọng tự nhiên cho học sinh. Kiến trúc Xanh trong đồ án được thiết kế hướng tới sự Bền vững.

  • Không gian học gắn kết hữu cơ với tự nhiên, trong đó thiên nhiên và khối học gắn kết, đan xen như một thực thể sống

Thiết kế - Tiếp cận hiện trạng trên tinh thần quan điểm giáo dục đề xuất

  • Hướng tiếp cận đặc điểm địa hình
  • Từ kết quả phân tích cao độ địa hình, đơn vị thiết kế đề xuất san mỏm phía Đông Bắc khu đất từ cote +31m lên đỉnh cote +36m, phần này cao hơn hẳn đường quy hoạch được duyệt và có diện tích nhỏ sẽ làm xấu cảnh quan đô thị , phần đất đào có khối tích 33.247m3 này sẽ san gạt vào các rãnh mép khu đất để tao cao độ bằng với đường quy hoạch phía Đông công trình và xuống 01 phần thung lũng đã bị người dân đào bỏ địa hình tự nhiên (Như hình vẽ)
  •  Phần thung lũng tuy bằng phẳng nhưng sẽ là nơi đất trũng dễ úng ngập, đơn vị thiết kế san nền dốc thoải từ Bắc cote +27m xuống Nam cote +24m dọc theo thung lũng dài 220m, vừa thoát nước tự nhiên, vừa giảm khối lượng san nền. Khu vực này được bố trí cảnh quan cây xanh hồ nước và các công trình TDTT ngoài trời.

  • Hướng tiếp cận đặc điểm địa hình , địa mạo
  • Công trình nằm trong ô đất có chỉ tiêu mật độ XD tối đa 40%.
  • Phương án thiết kế có mật độ 36% nằm trong giới hạn.
  • Ngoài ra công trình có rất nhiều không gian vườn treo, phần mái xanh, bên dưới là không gian rỗng, đảm bảo giữ được hình thái tự nhiên của thảm thực vật và mặt nước ở tầng trệt.

  • Hướng tiếp cận điều kiện tự nhiên
  • Tôn trọng địa hình, tận dụng các vùng đất thuận lợi xây dựng để tạo lập môi trường giáo dục an toàn và tiện nghi. Hạn chế tối đa công tác san lấp.
  • Tính toán quy hoạch trước vùng thung lũng tích nước để tránh tối đa ngập úng ảnh hưởng môi trường học tập.
  • Quy hoạch thiên nhiên và công trình gắn kết đan xen như 01 thực thể sống, giáo dục các em học sinh tôn trọng và hòa đồng với thiên nhiên.
  • Quy hoạch tận dụng tối đa các điều kiện tích cực của tự nhiên (đón gió Đông Nam theo trục cảnh quan của công trình, bố trí hồ điều hòa đầu hướng gió). Hạn chế các yếu tố tiêu cực (Đưa đầu hồi các khối học theo hướng Đông Tây để giảm thiểu bức xạ mặt trời )
  • Quy hoạch tạo điểm nhấn Xanh cho cảnh quan trường và cho đô thị.

  • Hướng tiếp cận đặc điểm thủy văn
  • Thoát nước sinh hoạt: Thoát nước sinh hoạt ngoài nhà được chia thành 04 hướng chính, chia theo vùng, để tiện quản lý và kiểm soát công suất . (Như hình vẽ)
  • Thoát nước mưa - Thoát nước mưa ngoài nhà được chia thành 06 hướng chính. (Như hình vẽ). Nước mưa được tập trung trong hệ hồ điều hòa và kênh thu, tổng lượng nước bình thường chứa được 5.500 m3. Nước này sẽ được tái sử dụng hàng ngày để tưới cây xanh, thảm cỏ, rửa sân đường… Thoát nước mưa còn được tính toán trong các trường hợp mưa bão lớn gây ngập úng, sân trường sẽ hình thành hồ chứa nước tạm trong lúc chờ bơm ra hệ thống thoát nước thành phố. Khoảng hồ chứa này được quy hoạch để không ảnh hưởng giao thông và các hoạt động học tập, giảng dạy của trường.


[BÀI VIẾT CHUYÊN GIA - Talk #1] Kiến trúc thánh đương đại Việt Nam - Những trường hợp tốt hiếm hoi

Kiến trúc thánh đương đại Việt Nam - Những trường hợp tốt hiếm hoi

KTS Vũ Hương (vn-a)

[BÀI VIẾT CHUYÊN GIA - Talk #2] Đánh thức thần linh - Kiến trúc Phật giáo đương đại nhìn từ Việt Nam

Kiến trúc không phải là vấn đề cô lập, mà nó song hành với Chính sách tôn giáo, tập tục dân gian, giáo nghĩa của Phật giáo.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Sử

[BÀI VIẾT CHUYÊN GIA - Talk #1] Không gian thiêng - Một số trần thuật

Chúng tôi muốn xem xét không gian thiêng xuất phát từ kinh nghiệm mặc khải của thiên chúa giáo

KTS Nguyễn Anh Cường (Nhabe Scholae)