X-Hub HN 038.365.1994
X-Hub HCM 0911.345.665

[BÀI VIẾT CHUYÊN GIA - Talk #10] Đối thoại với tự nhiên

[BÀI VIẾT CHUYÊN GIA - Talk #10] Đối thoại với tự nhiên

Nghệ sĩ Nguyễn Xuân Sơn (SơnX)

Nghệ sĩ Nguyễn Xuân Sơn (SơnX)

Nghệ sĩ

Xin giới thiệu đến bạn đọc bài chia sẻ của Nghệ sĩ Nguyễn Xuân Sơn trong khuôn khổ chương trình ALP Mini-talks - hoạt động mở rộng của Architecture Leader Perspective (ALP) được khởi xướng bởi LIXIL Việt Nam và thực hiện bởi Xhubvietnam.com, AGOhub và KIENVIET MEDIA. ALP Mini-talks mang đến chuỗi thảo luận chuyên sâu về Kiến trúc - Thiết kế, với sự góp mặt của nhiều diễn giả có tiếng trong và ngoài nước.

Thế giới hiện phát triển theo xu hướng toàn cầu hoá. Xu hướng này đang làm mất đi các màu sắc văn hoá ở nhiều quốc gia, đặc biệt tại những quốc gia đang phát triển và Việt Nam nằm trong số đó. Việt Nam, một quốc gia vừa thoát khỏi chuẩn nghèo và đang trên con đường phát triển, không tránh khỏi tư duy đưa mọi thứ về quy chuẩn của phương Tây. Người Việt hiện ít nhìn nhận các giá trị văn hoá của chính mình. Họ có xu hướng hướng tới giá trị văn hoá của các quốc gia có sự phát triển mạnh về nền kinh tế.

Nghệ thuật truyền thống đã từng có một đời sống khá mạnh mẽ, và hiện tại nó đang trở nên yếu ớt, nguyên nhân từ đâu? Nói riêng trong lĩnh vực âm nhạc, tại các trường đào tạo âm nhạc trên toàn quốc, giáo trình dạy nhạc chủ yếu lấy âm nhạc phương Tây làm chuẩn mực. Thậm chí có những ý kiến cho rằng để có tư duy sáng tạo, hoặc là một người văn minh thì cần phải biết, phải học nhạc cổ điển phương Tây. Vậy chẳng lẽ trước khi có nhạc cổ điển thì con người không có tư duy sáng tạo? Hoặc những nơi, những người không học nhạc cổ điển thì không văn minh? Đó thực sự là những tư duy rất lạc hậu. Trong khi hệ thống vận hành của âm nhạc phương Tây và âm nhạc truyền thống Việt Nam rất khác biệt. Điều này dẫn tới một hệ quả là người Việt không hiểu biết chính âm nhạc của mình. Đồng thời sự hiểu biết về âm nhạc phương Tây cũng chỉ ở bề ngoài, do đó sự phát triển âm nhạc ở Việt Nam ở mức độ rất hạn chế. Việt Nam có trên 50 dân tộc, mỗi dân tộc có một loại nhạc. Với những sự khác biệt về địa chính trị, cấu trúc xã hội, lịch sử âm nhạc truyền thống Việt Nam có một hệ sinh thái vô cùng phong phú, phù hợp với môi trường, khí hậu, cơ địa, văn hoá…. Tôi thường tự hỏi, tại sao người Việt không phát triển âm nhạc của mình, thay vì chạy theo những giá trị, những chuẩn mực của phương Tây? Phải chăng chỉ những chuẩn mực của phương Tây đặt ra mới có giá trị??? Trong một xã hội văn minh thì tự do, dân chủ là những giá trị cốt lõi, trong nghệ thuật những giá trị đó càng cần được nhận thức rõ ràng hơn nữa. Sự độc đáo trong nghệ thuật không đồng nghĩa với sự độc tôn. Sự độc đáo trong nghệ thuật chính là ở sự đa dạng, phong phú ở mỗi quốc gia, mỗi vùng văn hoá, ở mỗi cá nhân.

Trong phần lớn công việc của tôi, tôi thường tự đặt ra những câu hỏi chất vấn về văn hoá truyền thống. Âm nhạc truyền thống có giai đoạn bị đứt gãy, và hiện tại môi trường xã hội đã thay đổi, nhiều người nói rằng tốc độ cuộc sống ngày nay nhanh hơn trước nhiều, vậy liệu âm nhạc hiện nay có cần đẩy lên cho kịp với tốc độ cuộc sống không? Một số nhạc cụ trong dàn nhạc truyền thống luôn đóng vai trò phụ, nếu đưa quan điểm về sự bình đẳng vào những nhạc cụ đó thì liệu chúng có cất lên tiếng nói một cách mạnh mẽ được không? Trong một số loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống, động tác mang tính minh hoạ cho ngôn từ, vậy nếu tách ngôn từ ra thì động tác có thể có ngôn ngữ độc lập được không? Bộ Gõ của người Việt có gì độc đáo? Vv và vv… Rất nhiều những câu hỏi và tôi đi tìm câu trả lời bằng những tác phẩm của mình.

Các tác phẩm của tôi không đơn thuần là một tác phẩm âm nhạc, tôi cũng không quá quan trọng gọi tên hình thức là gì, nó có thể là sự pha trộn của âm thanh, hình ảnh, chuyển động cơ thể… Những thứ ngẫu nhiên tới trong lúc sáng tác, một phần lớn tới trong giấc mơ, được tôi đưa vào tác phẩm của mình mà không tìm cách giải thích, không tìm logic, tuyến tính. Có những thứ ngay thời điểm sáng tác, bản thân tôi không hiểu gì về nó cả, tôi không hiểu tại sao khi ấy lại dùng âm thanh đó, hình ảnh đó, chuyển động cơ thể đó? Nhưng bằng một cách nào đó thì chúng lại kết hợp với nhau rất thú vị. Tôi nghĩ rằng những thứ đó đã nằm đâu đó ở kí ức, ở tiềm thức v.v… tôi chỉ việc đối thoại với sự tự nhiên đó mà thôi.

Sơn X

[BÀI VIẾT CHUYÊN GIA - Talk #1] Kiến trúc thánh đương đại Việt Nam - Những trường hợp tốt hiếm hoi

Kiến trúc thánh đương đại Việt Nam - Những trường hợp tốt hiếm hoi

KTS Vũ Hương (vn-a)

[BÀI VIẾT CHUYÊN GIA - Talk #2] Đánh thức thần linh - Kiến trúc Phật giáo đương đại nhìn từ Việt Nam

Kiến trúc không phải là vấn đề cô lập, mà nó song hành với Chính sách tôn giáo, tập tục dân gian, giáo nghĩa của Phật giáo.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Sử

[BÀI VIẾT CHUYÊN GIA - Talk #1] Không gian thiêng - Một số trần thuật

Chúng tôi muốn xem xét không gian thiêng xuất phát từ kinh nghiệm mặc khải của thiên chúa giáo

KTS Nguyễn Anh Cường (Nhabe Scholae)