X-Hub HN 038.365.1994
X-Hub HCM 0911.345.665

[BÀI VIẾT CHUYÊN GIA - Talk #11] Ý và hình trong kiến trúc

[BÀI VIẾT CHUYÊN GIA - Talk #11] Ý và hình trong kiến trúc

KTS Nguyễn Phước Thiện

KTS Nguyễn Phước Thiện

KTS

Xin giới thiệu đến bạn đọc bài chia sẻ của KTS Nguyễn Phước Thiện trong khuôn khổ chương trình ALP Mini-talks - hoạt động mở rộng của Architecture Leader Perspective (ALP) được khởi xướng bởi LIXIL Việt Nam và thực hiện bởi Xhubvietnam.com, AGOhub và KIENVIET MEDIA. ALP Mini-talks mang đến chuỗi thảo luận chuyên sâu về Kiến trúc - Thiết kế, với sự góp mặt của nhiều diễn giả có tiếng trong và ngoài nước.

Để có được một tác phẩm kiến trúc cho xã hội, như tác phẩm văn học – điêu khác – hội họa - … , cần phải làm như thế nào? Với ưu tư đó, Frankcis D. K. Chin (mà từ đây xin được gọi tắt là CHIN) đã bỏ công sức để nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu đã hoàn thành và được in thành sách có TÊN “ARCHITECTURE, FORM – SPACE – ORDER”. Đến nay, sách đã được tái bản lần thứ 4. Nhận thấy đây là một cuốn sách rất ích lợi cho sinh viên kiến trúc cũng như các kiến trúc sư nhưng còn mơ hồ về cụm từ “ngôn ngữ kiến trúc” nên buổi trình bày hôm nay sẽ giúp người nghe hiểu được tầm giá trị của sách này để từ đó đọc – hiểu – thực hành để có một sản phẩm kiến trúc “sạch sẽ” cho xã hội trước khi nó trở thành một tác phẩm kiến trúc.

Bìa của sách tái bản lần 3

Ngay từ tiêu đề của sách, “ARCHITECTURE, FORM – SPACE – ORDER (Kiến trúc, hình thức  – không gian – trật tự), đã buộc người đọc là KTS đặt ra một câu hỏi: hình thức – không gian thì là hai phần có tác động qua lại của kiến trúc thì đúng rồi nhưng trật tự là cái gì, mà lại ngang hàng, đối với kiến trúc? Trong phần giới thiệu của sách, câu trả lời được giải đáp một cách thuyết phục trong trang X và XI (mà tôi gọi là phương pháp và nội dung của nghiên cứu). Tuy nhiên, tại trang IX những lý luận sở để tiến hành nghiên cứu của mình đã được tác giả giới thiệu. Mục tiêu đạt được trong phần giới thiệu, như sau: so sánh với ngôn ngữ của văn học, NGÔN NGỮ KIẾN TRÚC được hình thành theo tiến trình trương tự ngôn ngữ văn học:

Chữ cái à Từ vựng à Ngữ pháp à Câu à Đoạn văn à Bố cục à Nguyên lý sáng tác =  Tiểu thuyết

Nội dung chính của sách đã lần lượt trình bày theo tiến trình trên để người đọc biết được cách tạo lập, bằng các hình ảnh minh chứng, từng phần của một kiến trúc như tiến trình hình thành một tác phẩm của văn học.

  • Chapter 1: Primary Elements à Chữ cái

  • Chapter 2: Form à Từ vựng

  • Chapter 3: Form – Space àTừ vựng và nội hàm

  • Chapter 4: Organization à Ngữ pháp

  • Chapter 5: Circulation à Câu và đọan văn

  • Chapter 6: Proportion & Scale à Cấu trúc của một kiến trúc

  • Chapter 7: Principle à Nguyên lý sáng tác

Nếu người đọc cố gắng đọc nhiều lần phần chữ và chiêm nghiệm mối liên hệ giữa phần chữ với phần hình ảnh minh họa thì sẽ tự mình trả lời được một cách trung thực và tự tin nhưng câu hỏi sau:

Câu hỏi 1: ngôn ngữ kiến trúc là gì?

Cấu hỏi 2: yếu tố nào để nghệ thuật kiến trúc khác biệt với các nghệ thuật khác?

Câu hỏi 3: tại sao kiến trúc cần đến sự kết hợp giữa nghệ thuật và kỹ thuật?

Câu hỏi 4: có trình tự để sáng tác một kiến trúc không và bắt đầu như thế nào?

Câu hỏi 5: thiết kế kiến trúc là gì?

Trên đây là những câu hỏi mà tôi đã mang nặng từ những ngày tháng đầu tiên trong quá trình hành nghề của mình. Sau rất nhiều lần đọc sách này, tôi tự tin rằng: mình đã có câu trả lời đúng. Và nhiều câu hỏi khác nữa, tùy vào người đọc, sẽ được hình thành và tự giải đáp được.

Đây là một cuốn sách rất khó đọc! Nhưng những tri thức mà sách cung cấp đối với một kiến trúc thì vố giá. Nên dù khó bạn cũng PHẢI đọc nếu bạn tự đánh giá rằng: KIẾN TRÚC LÀ CÁI NGHIỆP của mình.

Một kinh nghiệm mà tôi muốn gửi đến các bạn để xem như lời cám ơn vì sự tham gia của bạn:

ĐỪNG BAO GIỜ ĐỌC SÁCH NÀY BĂNG NGÔN NGỮ CÙA MÌNH MÀ PHẢI ĐỌC NGUYÊN BẢN BẰNG TIẾNG ANH.

Một lẫn nữa cám ơn mọi người đã tham gia và lắng nghe.

[BÀI VIẾT CHUYÊN GIA - Talk #1] Kiến trúc thánh đương đại Việt Nam - Những trường hợp tốt hiếm hoi

Kiến trúc thánh đương đại Việt Nam - Những trường hợp tốt hiếm hoi

KTS Vũ Hương (vn-a)

[BÀI VIẾT CHUYÊN GIA - Talk #2] Đánh thức thần linh - Kiến trúc Phật giáo đương đại nhìn từ Việt Nam

Kiến trúc không phải là vấn đề cô lập, mà nó song hành với Chính sách tôn giáo, tập tục dân gian, giáo nghĩa của Phật giáo.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Sử

[BÀI VIẾT CHUYÊN GIA - Talk #1] Không gian thiêng - Một số trần thuật

Chúng tôi muốn xem xét không gian thiêng xuất phát từ kinh nghiệm mặc khải của thiên chúa giáo

KTS Nguyễn Anh Cường (Nhabe Scholae)