X-Hub HN 038.365.1994
X-Hub HCM 0911.345.665

Con đường sáng tạo của 4 nhà tiên phong kiến trúc hiện đại

Con đường sáng tạo của 4 nhà tiên phong kiến trúc hiện đại

Con đường sáng tạo của 4 nhà tiên phong kiến trúc hiện đại

Kiến trúc hiện đại ra đời đầu tiên ở Châu Âu vào khoảng cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. Sau đó phát triển nhanh chóng và trở thành trường phái kiến trúc chủ đạo được yêu thích trên toàn thế giới.

Có thể thấy rằng, để tạo được tên tuổi và dấu ấn riêng biệt trong thiết kế của mình, mỗi kiến trúc sư đều có cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu riêng biệt, nên các ý tưởng và sản phẩm thiết kế là muôn hình vạn trạng, không ai giống ai. Để có cái nhìn rõ hơn về sự tiên phong của nền kiến trúc hiện đại. Hãy cùng X-Hub tìm hiểu con đường sáng tạo của 4 thiên tài kiến trúc hiện đại nhé!

Le Corbusier - Biểu tượng của chủ nghĩa công năng

Là một trong những kiến trúc sư nổi tiếng nhất thế giới và là người tiên phong của lối kiến trúc hiện đại. Kiến trúc sư người Pháp gốc Thụy Sĩ tin rằng “để tạo ra kiến trúc là phải có trật tự. Nhưng trật tự của cái gì? Của chức năng và đối tượng khác nhau”. Với câu nói nổi tiếng "tòa nhà là một cỗ máy để sống bên trong”, khái niệm này đã tóm lược cách tiếp cận ban đầu của ông đối với thiết kế và đặt ra nền tảng kiến trúc chủ nghĩa hiện đại. Các suy nghĩ và lý luận của Le Corbusier được hoàn thiện và đúc kết lại thành năm luận điểm kiến trúc gồm: thay thế tường chịu lực bằng hệ cột; giải phóng toàn bộ tầng trệt; thiết kế mặt đứng tự do; cửa sổ hình băng ngang; bố trí sân vườn trên mái.
Năm luận điểm này nhanh chóng trở thành một cuộc cách mạng về kiến trúc vào thời điểm đó. Các công trình của Le Corbusier trở nên cực kỳ phóng khoáng về bố cục mặt bằng, cũng như hình thức mặt đứng do không còn bị phụ thuộc vào kết cấu tường chịu lực, ánh sáng tự nhiên thắp sáng không gian nội thất qua các ô cửa sổ băng ngang và sân vườn trên mái trở thành một trào lưu thời thượng.

No photo description available.

5 luận điểm kiến trúc của Le Corbusier thể hiện ở công trình Biệt thự Savoye, ngoại ô Paris ở Pháp. Các công trình của ông trở nên cực kỳ phóng khoáng về bố cục mặt bằng cũng như hình thức mặt đứng do không còn bị phụ thuộc vào kết cấu tường chịu lực, ánh sáng tự nhiên thắp sáng không gian nội thất qua các ô cửa sổ băng ngang và sân vườn trên mái trở thành một trào lưu thời thượng.


Mies van der Rohe - Cuộc tìm kiếm chân lý không ngừng

May be an image of 1 person and text that says "MIES VAN DER ROHE"


Kiến trúc sư người Mỹ gốc Đức đã có một cuộc đời dài nhiều trải nghiệm với những quan điểm và lý luận kiến trúc da dạng. Khi còn trẻ, ông bảo vệ quan điểm tiêu chuẩn hóa trong kiến trúc, thời kỳ của chủ nghĩa tối giản. Và sau đó tôn vinh vật chất là cốt lõi của dự án kiến trúc rồi vươn đến đỉnh cao chói lọi bằng một phương pháp rất tinh thần và triết học. Trong suốt cuộc đời mình, ông luôn cố gắng giải quyết các vấn đề hiện tại và tìm ra giải pháp mà ông gọi “chân lý thời đại”, như ông diễn giải rằng: Kiến trúc là ý chí của một kỷ nguyên được chuyển tải vào không gian".

Mies van der Rohe hình dung ra một bức tranh tổng thể với bối cảnh rộng lớn hơn, như ông từng nói: “Các đền đài, cung điện La Mã tráng lệ hay những thánh đường Trung Cổ nguy nga không mang tính chất cá nhân riêng lẻ mà đó chính là tuyệt tác sáng tạo của cả một thời lịch sử”.
Mies van der Rohe cho rằng kiến trúc được hình thành từ một tổng thể chứ không chỉ từ một bản vẽ mặt bằng. Suy cho cùng, tư duy thiết kế của ông là sự liên kết giữa tính đặc thù của hình thức, giá trị của công năng và sự cần thiết của vật liệu xây dựng, ông khẳng định: “Kiến trúc thực sự được khởi tạo khi ta xếp hai viên gạch chạm vào nhau”.

May be an image of outdoors

Công trình nổi tiếng Farnsworth House, Illinois ở Mỹ của Mies van der Rohe. Các công trình của ông đều chú trọng vào không gian trong sạch, đơn giản và có trật tự được thể hiện qua việc trình bày những đặc điểm nội tại của vật liệu và sự thể hiện của cấu trúc kết cấu.


Frank Lloyd Wright - Kiến trúc hữu cơ

May be an image of 1 person and text that says "FRANK LLOYD WRIGHT"

Phong cách kiến trúc hữu cơ được Frank Lloyd Wright khởi xướng với phương thức truyền tải các quy luật của thế giới tự nhiên vào sáng tác kiến trúc. Đề cao tính tự nhiên, tính nguyên thủy, tính địa phương và cho rằng thiết kế là một quá trình biến hóa, kiến trúc trước sau ảnh hưởng đến môi trường xung quanh và người sử dụng. 

Ông cho rằng: “Kiến trúc là nét chấm phá của thiên nhiên. Thiên nhiên là phông nền của kiến trúc. Thoát ly khỏi môi trường thiên nhiên bạn không thưởng thức nổi cái đẹp của kiến trúc. Rời xa kiến trúc, môi trường lại khuyết thiếu một điểm đặc sắc, sinh động”. Do vậy ta có thể tìm thấy trong phần lớn các công trình của ông đều có sự mô phỏng lại các đường nét tự do, mềm mại của thiên nhiên, khiến chúng trở nên rất có hồn và vô cùng nổi bật. Cũng chính vì đặc điểm đó mà ông rất coi trọng vật liệu tự nhiên như gỗ đá, biến chúng thành vẻ đẹp trung tâm trong các công trình của mình. Và triết lý sáng tạo của ông đã trở thành nguồn cảm hứng vô tận cho xu hướng kiến trúc bản địa ngày nay.

May be an image of outdoors

Biệt thư trên thác Falling Water, Pennsylvania - công trình nổi tiếng của Frank Lloyd Wright. Phong cách kiến trúc hữu cơ được Frank Lloyd Wright khởi xướng với phương thức truyền tải các quy luật của thế giới tự nhiên vào sáng tác kiến trúc.


Louis Kahn - Giá trị tinh thần

May be an image of 1 person and text that says "LOUIS KAHN"

Sau khi dành phần lớn thời gian cho việc học tập và nghiên cứu, Louis Kahn bắt đầu sự nghiệp của mình khá muộn ở độ tuổi 50. Đối với Louis Kahn, kiến trúc chính là sự tổng hoà của các chi tiết cô đọng, tương tác với nhau và cùng tồn tại nhờ sự phản chiếu ánh sáng. Theo ông, ánh sáng tạo nên vật liệu, mục đích của vật liệu là để tạo thành bóng tối và bóng tối lại hình thành nên những không gian thinh lặng trang nghiêm. 

Ông cho rằng: "Tôi tin cấu trúc là nguồn sáng. Một căn phòng vuông cần có ánh sáng riêng để thể hiện hình vuông. Căn phòng ấy sẽ mong muốn đón nhận ánh sáng từ bên trên hoặc từ bốn phía, từ cửa sổ hoặc lối vào". Giá trị tinh thần của không gian được đề cập tới trong phương pháp của Kahn là yếu tố quyết định vật liệu được dùng tới, những lối vào được tạo ra, những màu sắc được chọn lọc, khoảng cách giữa các yếu tố, tỉ lệ. Đây chính là câu trả lời của Kahn về các giá trị và chất lượng của chức năng và không gian kiến trúc.

No photo description available.

Công trình bảo tàng nghệ thuật Kimbell, Texas ở Mỹ của Louis Kahn. Cá tính của Kahn được thể hiện qua cả lời nói cũng như những công trình ông làm. Ông diễn giải: “Tôi vẽ một hình vuông để bắt đầu một ý tưởng bởi vì hình vuông là một hình dạng vô tính – không cần phải lựa chọn. Sau đó tôi sẽ tìm kiếm các lý do để “phá thế” hình vuông đó ra”.

Nguồn: tổng hợp

Bạn ấn tượng nhất với phong cách nghệ thuật của ai nhất? Hãy bình luận ý kiến của mình nhé! 

Tin tức liên quan

Tin tức mới