X-Hub HN 038.365.1994
X-Hub HCM 0911.345.665

ALP MINI_TALK #5: KHÔNG GIAN TRƯỜNG HỌC - TỪ TRIẾT LÝ ĐẾN GIẢI PHÁP

ALP MINI_TALK #5: KHÔNG GIAN TRƯỜNG HỌC - TỪ TRIẾT LÝ ĐẾN GIẢI PHÁP

ALP MINI_TALK #5: KHÔNG GIAN TRƯỜNG HỌC - TỪ TRIẾT LÝ ĐẾN GIẢI PHÁP
Bắt đầu
11-12-2021 11:22
Kết thúc
11-12-2021 11:22
Địa điểm
X-hub

ALP MINI_TALK #5: KHÔNG GIAN TRƯỜNG HỌC - TỪ TRIẾT LÝ ĐẾN GIẢI PHÁP

Hai KTS cùng các khách mời, người tham dự sẽ cùng đối thoại, trao đổi câu chuyện kết nối giữa triết lý giáo dục, nguyên lý thiết kế, bối cảnh xây dựng nhằm kiến tạo không gian giáo dục hiệu quả trong thiết kế kiến trúc trường học và luận bàn, đưa ra góc nhìn mới về giáo dục thông qua kiến trúc.

♦️ Thời gian tổ chức: 9h30 - 11h30 sáng Thứ Bảy, 11/12/2021.♦️ Hình thức: Trực tuyến qua nền tảng Zoom Webinar.♦️ Link đăng ký tham dự: https://forms.gle/vrRs9NgkXRVwUpYNA

𝗕𝗮̀𝗶 𝘁𝗿𝗶̀𝗻𝗵 𝗯𝗮̀𝘆 𝟭: Giáo dục Nhật Bản nhìn từ kiến trúc trường học

𝗡𝗴𝘂̛𝗼̛̀𝗶 𝘁𝗿𝗶̀𝗻𝗵 𝗯𝗮̀𝘆: Dịch giả, tác giả, diễn giả độc lập Nguyễn Quốc Vương

Anh từng là giảng viên Khoa Lịch sử - Đại học Sư phạm Hà Nội, giáo viên thỉnh giảng trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành, tổng biên tập nhãn hiệu Ehomebooks - Công ty Cổ phần Xuất bản và Giáo dục Quảng Văn. Anh đã viết và dịch gần 80 cuốn sách về giáo dục, lịch sử, văn hóa đọc và có hàng trăm cuộc nói chuyện, diễn thuyết về giáo dục và văn hóa đọc tại nhiều trường đại học, công ty, trường phổ thông, nhà tù…trên toàn quốc từ 2017 đến nay.

Bài trình bày sẽ tập trung vào việc “đọc hiểu” những thông điệp, ý nghĩa đằng sau kiến trúc của các ngôi trường phổ thông ở Nhật Bản hiện tại. Những ngôi trường Nhật được xây dựng với sự phối hợp các công trình kiến trúc trong một chỉnh thế đó nhằm mục đích nào? Những ngôi trường đó, nhìn từ mặt kiến trúc có điểm gì chung? Nói cách khác, từ sự tồn tại vật lý của các ngôi trường người ta có thể hiểu được ít nhiều triết lý giáo dục của Nhật Bản hiện đại sau 1945 với các nền tảng cơ bản của nó.

Từ những các công trình - cơ sở vật chất cụ thể trong trường như nhà vệ sinh, thư viện, sân vận động… cũng có thể thấy được nhiều điểm quan trọng về nội dung giáo dục cũng như phương pháp giáo dục mà trường học Nhật Bản đang sử dụng. Từ quan sát vẻ bên ngoài của một ngôi trường, xem xét các bộ phận, công trình cụ thể tạo nên nó, ta có thể biết được nhiều thông tin khác về giáo dục trường học Nhật Bản như giáo dục thể chất, giáo dục đời sống, giáo dục nghệ thuật, giáo dục khoa học.

𝗕𝗮̀𝗶 𝘁𝗿𝗶̀𝗻𝗵 𝗯𝗮̀𝘆 𝟮: Thiết kế Trường học - Tiếp cận từ địa hình hiện trạng

𝗡𝗴𝘂̛𝗼̛̀𝗶 𝘁𝗿𝗶̀𝗻𝗵 𝗯𝗮̀𝘆: KTS Phạm Trung Hiếu - Giảng viên bộ môn Lý luận - Bảo tồn di sản Kiến trúc, Đại học Kiến trúc Hà Nội.

Một số thiết kế phục vụ cộng đồng của KTS: Trường phổ thông cơ sở nội trú Pú Xi; Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc, Trường THCS Lương Thế Vinh… Bên cạnh đó, anh có duyên với các công trình và giải thưởng kiến trúc liên quan đến di sản: Giải nhất cuộc thi thiết kế Công trình Km 0 cho Hà Nội; giải Nhì cuộc thi phục dựng, tôn tạo Nhà ngục Kon Tum; Giải Nhất cuộc thi thiết kế “Đền thờ liệt sĩ trong chiến dịch Điện Biên Phủ”.

Thông qua các dự án trường học mà KTS đã thiết kế trong thời gian gần đây, KTS kể những câu chuyện về phương pháp hình thành ý tưởng thiết kế, trong đó có nhiều trường hợp bối cảnh xây dựng đã trở thành xương sống cho giải pháp. Trong một số trường hợp dự án ở vị trí địa hình đặc biệt, công trình trường học và địa hình tự nhiên có thể cộng sinh với nhau. Quá trình cộng sinh đó nằm trong ý đồ để hỗ trợ lâu dài cho công tác giáo dục.

--------
Chương trình có sự tham gia của:
TS.KTS Phó Đức Tùng (khách mời)
Nhà nghiên cứu Nguyễn Sử (khách mời)
Ths Nguyễn Quỳnh, đại diện X-hub
KTS Nguyễn Tuấn Anh, đại diện AGOHub
Cùng nhiều người tham dự trực tiếp trên Zoom Webinar.

Tin tức về sự kiện

Sự kiện mới nhất